Trong xã hội ngày nay, mọi tấm lòng tốt hay nghĩa cử cao đẹp của những con người xa lạ luôn tương thân, tương ái và giúp đỡ lẫn nhau đều rất đáng quý, khiến chúng ta vô cùng xúc động.
Người phụ nữ trong câu chuyện dưới đây cũng giống như vậy. Suốt 6 năm qua, bà đã bao bọc và nuôi sinh viên ăn, ở miễn phí mà chưa một lần tính toán thiệt hơn về mình.
Chân dung bà chủ quán cơm tốt bụng ở Sài Gòn. (Ảnh cắt từ video)
>>> Xem thêm: Hay tin bạn cũ bị ung thư sau 30 năm, người đàn ông sẵn sàng xây nhà, cưu mang cả 2 mẹ con
Bà chủ quán cơm giúp đỡ 2 sinh viên có chỗ trọ miễn phí suốt 6 năm
Chia sẻ trên báo Thanh Niên, được biết, bà Dương Thị Kim Dung (66 tuổi, sống tại Quận 3, TP.HCM) suốt bao năm nay đã mở 1 quán cơm bình dân để phục vụ thực khách, rồi lại lấy chính nguồn thu nhập đó giúp đỡ sinh viên nghèo có chỗ ăn, ở miễn phí.
Cách đây 6 năm về trước (2014), trong một chuyến đi phát quà từ thiện tại Củ Chi, bà Dung đã vô tình gặp gỡ L. và T.A. Cả 2 người này đều đậu đại học Y danh giá nhưng do gia đình khó khăn, điều kiện không cho phép nên đã suýt phải từ bỏ ước mơ trở thành tân sinh viên của mình.
Có nhà cao cửa rộng ở Sài Gòn nhưng bà Dung không cho thuê mà lại mở quán cơm để lấy tiền nuôi sinh viên nghèo.
Chứng kiến hoàn cảnh đáng thương, người phụ nữ trung niên này khi ấy dù không thân quen nhưng vẫn nhanh chóng quyết định sẽ giúp L. và T.A có 1 chỗ ở tại nhà mình khi lên thành phố nhập học và đối đãi với họ như con.
Đặc biệt, thấy 2 sinh viên ngoan ngoãn, lễ phép và hay phụ giúp việc bán cơm cho khách khi rảnh rỗi, bà Dung còn trả công cho họ 150.000 đồng/buổi để có thêm tiền trang trải chi tiêu cuộc sống hàng ngày đến tận khi học xong.
“L. đã ra trường, làm điều dưỡng ở Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, T.A đang học năm cuối nhưng vì làm thêm ở tận Bình Chánh nên 2 đứa giờ đã xin phép tôi ra ngoài ở trọ cho tiện. Tôi mừng lắm vì thấy các cháu đã chín chắn, không còn sợ sệt như ngày đầu bước chân đến Sài Gòn tấp nập này nữa." - bà Dung vui vẻ tâm sự với Thanh Niên.
>>> Xem thêm: Cảm động tấm lòng đôi vợ chồng xây nhà, nuôi bệnh nhân chạy thận
Từng cưu mang rất nhiều người khác
Ngoài việc bao ăn, ở cho 2 cô sinh viên nghèo hiếu học kể trên suốt 6 năm qua, người phụ nữ 66 tuổi này còn từng rất nhiều lần giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó, bất hạnh khác được nên người.
Nhớ lại 20 năm về trước, bà Dung đã cưu mang cùng lúc 4 người vừa học xong lớp 12 tại một ngôi chùa nuôi trẻ mồ côi ở Long An, sau đó hướng nghiệp cho họ theo những con đường làm ăn lương thiện.
Ngay khi có công việc và thu nhập ổn định, tất cả lại bắt đầu ra ngoài tự lập, để nhường chỗ ở cho những sinh viên khó khăn tiếp theo may mắn nhận được sự giúp đỡ.
Chàng sinh viên người Lào được “má Dung” nhận nuôi khi sang học ở Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nay gia đình bà chủ quán cơm Sài Gòn cũng đang tình nguyện nuôi thêm 2 sinh viên ngoại quốc khác (người Lào) hết 6 năm đại học.
Chính tấm lòng bao dung, nồng hậu ấy từ một người xa lạ đã khiến tất cả các bạn trẻ sống dưới mái nhà ấm cúng này đều vô cùng quý mến, biết ơn và luôn xưng hô với bà bằng cái tên "má Dung" đầy thân thương.
>>> Xem thêm: "Bà tiên" bán bánh khọt chữa bệnh miễn phí cho thế gian
Xuất phát từ cái tâm làm từ thiện nên dù chẳng quá dư dả gì nhưng suốt bao năm qua, bà Dung vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc khi được giúp đỡ những bạn trẻ "chắp cánh ước mơ" trong tương lai. Tấm lòng tốt của người phụ nữ ấy thật đáng quý và đáng trân trọng.
Đừng quên cùng bạn bè tham gia ngay group Việt Nam Ơi để đón đọc những câu chuyện nhân văn, bổ ích khác nhé!
Nguồn ảnh: Thanh Niên
ĐI MUA VÀNG THIẾU TIỀN, CHỦ TIỆM VUI VẺ: BÁC CỨ LẤY, TIỀN THIẾU GỬI SAU!
Sài Gòn trong mắt khách thập phương có cái gì đó đông đúc, xô bồ, nhưng vẫn luôn tồn tại những con người ấm áp, nồng hậu vô cùng.
Giống như câu chuyện của một người phụ nữ đi mua dây chuyền vàng ở chợ Nguyễn Đình Chiểu (P.4, Q. Phú Nhuận, TP.HCM) để tặng đứa cháu đích tôn chuẩn bị thôi nôi sau đây, đến lúc thanh toán lại mang thiếu mất hơn 1 triệu đồng.
Đáng chú ý, chị chủ tiệm vàng đã có quyết định bất ngờ rằng: "Thôi bác cứ mang sợi dây chuyền này về cho cháu trước đi, số tiền còn thiếu thì mai mốt đem gửi lại con sau cũng được" mà không hề sợ bị mất luôn số tiền.