Xu hướng biến đổi của ngành hàng không sau đại dịch

12:00 14/11/2021

“Sự lây lan của virus Corona đã đặt toàn bộ nền kinh tế toàn cầu và công ty của chúng tôi cũng như trong tình trạng khẩn cấp chưa từng có. Hiện tại, không ai có thể lường trước được hậu quả”. - Carsten Spohr, giám đốc điều hành của Germany’s Lufthansa

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề, tuy nhiên, ngành hàng không đã bị tàn phá nặng nề. Vào năm 2020, tổng doanh thu của ngành đạt 328 tỷ đô la, khoảng 40% so với năm trước. Với con số này, doanh thu của ngành hàng không tương đương với năm 2000. Ngành này dự kiến ​​sẽ sụt giảm doanh thu trong những năm tới và tốc độ hồi phục chậm. McKinsey & Company đã dự đoán rằng tới khoảng năm 2024, ngành hàng không mới có thể trở lại mức phát triển như năm 2019.

Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hoàn toàn là kinh tế và sức mạnh chi tiêu suy yếu, COVID-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng - và lĩnh vực hàng không - không thể thay đổi.

Các chuyến bay cho việc vui chơi, nghỉ dưỡng sẽ thúc đẩy sự phục hồi

Những chuyến bay dành cho công việc sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi và thậm chí sau đó, khả năng phục hồi ước tính vào khoảng 80% mức trước đại dịch. Làm việc từ xa và các cách sắp xếp làm việc linh hoạt khác có thể được duy trì như khi đại dịch diễn ra và mọi người sẽ lựa chọn đi công tác ít hơn nếu có thể.

 
Khung cảnh vắng vẻ tại một sân bay ở New York (Mỹ) vào hồi tháng 4.
Khung cảnh vắng vẻ tại một sân bay ở New York (Mỹ) vào hồi tháng 4.

Trong các cuộc khủng hoảng trước đây, các chuyến du lịch hoặc những chuyến thăm bạn bè và người thân có xu hướng tăng trở lại trước tiên, như trường hợp của Vương quốc Anh sau vụ 11/9 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Các chuyến bay với mục đích công tác đã mất bốn năm để trở về mức trước khi có các cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, chúng chưa kịp tăng trưởng về mức trước khủng hoảng tài chính thì COVID-19 nổ ra vào năm 2020.

Trong một cuộc khảo sát với hơn 12,000 lượt du khách Việt Nam: “Nếu cho phép người có ‘hộ chiếu vắc-xin’ đi du lịch và bạn đã tiêm vắc-xin đủ hai mũi, bạn có sẵn sàng đi hay không?”, có đến 78,4% cho biết họ đã sẵn sàng (theo BizLIVE). Sau nhiều tháng ngành du lịch đóng cửa để chung tay chống COVID-19, nhiều người Việt ở mọi lứa tuổi đang khao khát được đi du lịch trở lại nếu đã được tiêm vắc-xin và vùng du lịch được kiểm soát dịch bệnh.

Rất nhiều người đã sẵn sàng để đi du lịch khi có "thẻ xanh".

Một số hãng hàng không phụ thuộc nhiều vào khách doanh nhân - cả những người đi hạng thương gia và những người đặt chỗ hạng phổ thông ngay trước khi họ cần đi du lịch. Trong khi hành khách du lịch lấp đầy hầu hết chỗ ngồi trên các chuyến bay và giúp trang trải một phần chi phí cố định, sự đóng góp của họ về mặt lợi nhuận của các hãng hàng không là không nhiều. Phần lớn lợi nhuận kiếm được trên một chuyến bay đường dài được tạo ra bởi một nhóm nhỏ hành khách có tần suất cao, thường xuyên đi ng tác. Tuy nhiên, lượng hành khách tạo ra lợi nhuận này đã bị thu hẹp lại vì đại dịch.

Giá vé cao hơn thay vì giảm đi như mọi người tưởng

Nhiều hãng hàng không đã phải vay một khoản tiền khổng lồ để tồn tại và đối phó với chi phí duy trì và vận hành. Khai thác vào viện trợ do nhà nước cung cấp, hạn mức tín dụng và phát hành trái phiếu, ngành ng nghiệp này đã tích lũy được khoản nợ trị giá hơn 180 tỷ đô la vào năm 2020. Đây là một con số tương đương hơn một nửa tổng doanh thu cùng năm. Và mức nợ này vẫn đang tăng lên. Việc hoàn trả các khoản vay này thậm chí còn khó khăn hơn do xếp hạng tín dụng xấu đi và chi phí tài chính cao hơn. Do đó, giá vé máy bay cần phải tăng lên. Theo ước tính của McKidsey, giá vé sẽ tăng lên khoảng 3%.

Hơn nữa, khi nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trở lại, nó có thể sẽ vượt cung ban đầu. Chúng ta có thể thấy được nhu cầu tiềm ẩn của những người háo hức đi du lịch sau một khoảng thời gian dài “ai ở đâu, ở yên tại đó”. Các hãng hàng không sẽ mất thời gian để khôi phục lại ng suất của mình. Và những vấn đề như chậm đưa máy bay trở lại phục vụ, đào tạo lại phi hành đoàn có thể dẫn đến chênh lệch cung - cầu, dẫn đến giá cao hơn trong ngắn hạn.

 
Máy bay "đứng im" tại sân bay Frankfurt do ảnh hưởng của đại dịch.
Máy bay "đứng im" tại sân bay Frankfurt do ảnh hưởng của đại dịch.

Trong nhiều trường hợp, các nỗ lực giải cứu hàng không được thực hiện dưới hình thức các gói cứu trợ của chính phủ - có kèm theo các ràng buộc. Không khó để chứng kiến ​​sự hợp nhất hoặc gia tăng mức độ ảnh hưởng và quyền sở hữu của nhà nước đối với ngành hàng không. Riêng tại châu Âu, TAP Air Portugal, Lufthansa Group và Air Baltic đều nhận được viện trợ của nhà nước kết hợp với việc tăng hoặc giới thiệu lại cổ phần của chính phủ.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines cũng không nằm ngoài trường hợp này, trước yêu cầu cấp bách phải khẩn trương tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã giải ngân số tiền 6.894,9 tỷ đồng mua cổ phiếu để nắm giữ tối thiểu 31,08% vốn điều lệ của Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines sẽ sớm hoàn tất Đề án tái cơ cấu tổng thể để đảm bảo thích nghi với tình hình mới, vượt qua khó khăn, sớm phục hồi và phát triển bền vững.

Lời của người viết:

Tác động của dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài. Việc dự đoán xu hướng ngành hàng không sau dịch giúp các hãng hàng không phát triển mạnh, giảm gánh nặng nợ nần và cạn kiệt vốn. Những ảnh hưởng của đại dịch như một bài học cho hàng không cho sự hồi phục và phát triển như thời hoàng kim.