Xe cơm cháy "im lặng nhất" Sài Gòn: Người bán không thể nghe và nói

18:20 13/11/2020

Đối với những người kém may mắn, bị khiếm khuyết, cuộc sống của họ thường khó khăn hơn người khác. Thế nhưng, những con người ấy chẳng bao giờ từ bỏ, luôn cố gắng để vươn lên.

Câu chuyện của đôi vợ chồng dưới đây là một ví dụ điển hình. Dù đối với họ, âm thanh chẳng bao giờ vang lên, họ vẫn luôn lạc quan mà sống tiếp.

 
Xe cơm cháy "im lặng" nhất Sài Gòn, bởi người bán "không thể nói và nghe". (Ảnh: Nam+)
Xe cơm cháy "im lặng" nhất Sài Gòn, bởi người bán "không thể nói và nghe". (Ảnh: Nam+)

>>> Có thể bạn muốn biết: Chuyện tình đẹp của cô dâu khuyết tật gây bão mạng qua lời kể anh trai​

Xe thức ăn bên lề đường "im lặng" 7 năm nay

Trên con đường Vạn Kiếp, TP. Hồ Chí Minh tấp nập người qua kẻ lại, có một chiếc xe thức ăn lề đường đã "im lặng" đứng đó 7 năm nay. Được biết, chủ nhân của nó là chú Lê Trường Sơn (45 tuổi) và cô Lê Mộng Thúy (39 tuổi).

Sở dĩ gọi nó là xe bán rong "im lặng" bởi cô chú là một cặp vợ chồng bị khiếm khuyết cả về ngôn ngữ và thính giác, không thể nói và nghe được...

 
Thực khách đến đây phải order bằng giấy và tự tính tiền. (Ảnh: Quang Vinh)
Thực khách đến đây phải order bằng giấy và tự tính tiền. (Ảnh: Quang Vinh)

Hiện diện 7 năm nay ở cung đường này, thực khách gần xa hầu như đều biết đến cô chú, tìm đến ủng hộ. Khách hàng đến quán ăn phải ghi món ăn vào giấy, sau đó tự tính tiền và đưa cho chủ quán. Lâu dần, người ta đã quen thuộc với điều này, coi đây là nét khác lạ, riêng biệt của quán.

Xe hàng của cô chú bán những món ăn vặt quen thuộc như cơm cháy kho quẹt, bánh tráng nướng, bánh trứng cút nướng… Món ăn được ưa thích nhất nơi này có lẽ là cơm cháy, bởi chúng được cán mỏng, chấm cùng với kho quẹt tóp mỡ, tôm kho, hành lá,... ăn rất giòn, ngon và lạ miệng, đó cũng chính là điều khiến nhiều thực khách lưu luyến.

>>> Đừng bỏ lỡ: Hành trình 18 năm kiên nhẫn tìm lại tiếng nói cho cô con gái câm điếc​

Thấu hiểu nhau theo một cách rất riêng

Dù chẳng nghe và nói được, thế nhưng có lẽ vì cùng là những người khiếm khuyết, họ thấu hiểu và đồng cảm với nhau. Cô Thúy và chú Sơn kết hôn đến nay đã được 11 năm, có với nhau 2 người con. Trước đó, cô Thuý đã qua một lần đò, chồng cũ mất sớm, để lại cho cô 2 đứa con nhỏ. Và điều mà cô Thúy cảm thấy may mắn là 4 đứa trẻ nhà cô đều khoẻ mạnh bình thường.

 
"Giọng nói của bạn thật ấm áp! Tiếc là tôi không thể nghe thấy điều ấy, cũng chưa ai biết giọng nói của tôi như thế nào". (Ảnh: Zing)
"Giọng nói của bạn thật ấm áp! Tiếc là tôi không thể nghe thấy điều ấy, cũng chưa ai biết giọng nói của tôi như thế nào". (Ảnh: Zing)

Hàng ngày bán hàng, Ngọc Thảo - đứa con thứ 2 của cô chú sẽ ra phụ giúp bố mẹ bán từ sau giờ học chính đến 21 - 22 giờ mới về học bài hôm sau. Có con gái nhỏ, cô chú đỡ đần hơn trong việc giao tiếp với khách hàng, giúp bố mẹ làm vài món đồ ăn.

Có lẽ do đã quen, Thảo rất thành thạo trong công việc, đôi tay luôn thoăn thoắt. Chia sẻ với báo Thanh niên, Thảo nói: “Bán cái này phải nhanh, nếu để khách đợi lâu họ sẽ bỏ đi mất, như vậy thì khó sống lắm”. 

 
Quán của cô chú luôn tấp nập thực khách. (Ảnh: Quang Vinh)
Quán của cô chú luôn tấp nập thực khách. (Ảnh: Quang Vinh)

Mỗi ngày, từ sáng sớm cô chú đã phải đi chợ, nấu nướng, chuẩn bị đồ dùng để 16 giờ chiều dọn hàng ra bán. Ngoài bé Thảo giúp bố mẹ, hàng ngày có anh Hoàng Phúc (28 tuổi), bà Hưu Minh (61 tuổi) và chị Thảo (33 tuổi) là những người bạn thân thiết của cô chú đến giúp đỡ buôn bán, dọn hàng.

Cả xe bán hàng ai làm việc nấy, dù chẳng nói với nhau tiếng nào nhưng vẫn thấu hiểu nhau theo một cách riêng. Bán hàng xong, cả nhà dọn dẹp rồi đẩy xe về cũng đã 1 giờ sáng, lúc đó mới được nghỉ ngơi. 

 
Dù cuộc sống còn khó khăn, thế nhưng cả gia đình cô chú luôn mỉm cười lạc quan vào cuộc sống. (Ảnh: Quang Vinh)
Dù cuộc sống còn khó khăn, thế nhưng cả gia đình cô chú luôn mỉm cười lạc quan vào cuộc sống. (Ảnh: Quang Vinh)

>>> Xem thêm: Ông lão câm điếc nhất quyết từ chối sự giúp đỡ bởi mình vẫn còn khỏe​

Sài Gòn luôn náo nhiệt là vậy, thế nhưng đâu đó trong thành phố này vẫn còn những mảnh đời như cô chú. Dù cuộc sống còn khó khăn, dù họ chẳng nghe và phát ra được bất cứ âm thanh nào, thế nhưng họ vẫn hoà mình vào thành phố, mỉm cười lạc quan với đời, điều này thật đáng để học tập.

Đừng quên rủ bạn bè cùng tham gia group Việt Nam Ơi! để chia sẻ những câu chuyện thú vị nhé!

NGƯỠNG MỘ TÌNH YÊU CỔ TÍCH CỦA CẶP ĐÔI KHUYẾT TẬT: "CHÚNG TÔI LÀ ĐÔI MẮT ĐÔI CHÂN CỦA NHAU SUỐT ĐỜI"

Có những người dù khiếm khuyết về cơ thể nhưng vẫn lạc quan với cuộc sống, tìm được nửa kia đích thực cùng mình đi hết cuộc đời, như câu chuyện của cặp vợ chồng dưới đây.

Anh Lê Công Mạnh đã bị mất đi đôi chân trong một vụ tai nạn giao thông, còn chị Nguyễn Thị Nhân lại mắc bệnh khô giác mạc kể từ khi mới lọt lòng, đôi mắt chỉ còn nhìn được khoảng 30%. Với mong muốn giảm bớt gánh nặng cho gia đình, họ cùng tìm đến Trung tâm bảo trợ xã hội khuyết tật. Từ nơi đây, cả hai quen nhau và nảy sinh tình cảm.

Thời gian đầu, tình yêu của họ bị hai bên gia đình lo lắng, sợ họ sẽ thành gánh nặng cho nhau. Thế nhưng cuối cùng, tình yêu và sự kiên trì đã chiến thắng, họ chính thức nắm tay nhau về một nhà...

>>> Xem chi tiết tại đây