Sáng ngày 17/11, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt mức 55 triệu người (55.349.529).
Trong đó, từ đầu mùa dịch đến ngày 16/11, trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tại Geneva (Thụy Sĩ) đã ghi nhận 65 nhân viên nhiễm Covid-19.
Trụ sở chính của WHO đặt tại Thụy Sĩ. (Ảnh: WHO)
>>> Xem thêm: Mỹ: Hơn 100 người khỏi Covid-19 sau 6 ngày dùng thuốc điều trị thử
WHO lo sợ trụ sở chính trở thành ổ dịch Covid-19
Báo VNExpress dẫn nguồn tin từ Reuters, bà Maria Van Kerkhove - quan chức phụ trách vấn đề Covid-19 tại WHO cho biết, chỉ riêng trong 7 ngày qua, trụ sở chính đặt tại Geneva (Thụy Sỹ) ghi nhận thêm 5 ca nhiễm bệnh. Tất cả các bệnh nhân đều là nhân viên của WHO, trước đó không có triệu chứng hoặc biểu hiệu nhẹ.
Bà Maria Van Kerkhove và Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới. (Ảnh: AFP)
Thông tin này cùng số người nhiễm bệnh trước đó khiến nhiều quan chức trong WHO lo ngại về vấn đề lây nhiễm chéo. Ông Mike Ryan - trưởng nhóm phản ứng khẩn cấp của WHO cũng ngầm thừa nhận trụ sở chính của WHO tại Thụy Sĩ có nguy cơ trở thành "ổ dịch Covid-19" nhỏ.
Trước đó, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc WHO cũng từng bị cách ly vì nghi nhiễm Covid-19, chỉ mới trở lại làm việc vào ngày 16/11.
>>> Xem thêm: Hà Nội lập 5 đoàn kiểm tra; kích hoạt phòng dịch
Không nên trông chờ vào vắc xin để chấm dứt đại dịch
Theo Reuters phân tích, Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới (11.518.670 ca nhiễm) và có thể tăng lên 13 triệu ca nhiễm Covid-19 cho tới khi tân Tổng thống nhậm chức vào 20/1/2021. Đối với giới quan chức nước Mỹ, cụm dịch Nhà Trắng cùng nguy cơ lan rộng là vấn đề đáng lo ngại nhất.
Nhân viên y tế Mỹ đưa người nghi nhiễm tới bệnh viện. (Ảnh: AFP)
Sau Mỹ, Ấn Độ cùng Brazil trở thành vùng dịch lớn thứ 2 và thứ 3 trên thế giới. Trong đó, Ấn độ ghi nhận 8.873.994 người mắc Covid-19 và Brazil là 5.876.464 trường hợp.
Theo dữ liệu báo cáo của Bộ Y tế Pháp, tính đến sáng ngày 17/11 đã có 1.991.223 ca nhiễm và 45.054 trường hợp không qua khỏi. Nước Anh cũng cho biết số ca nhiễm, qua đời vì Covid-19 đã tăng lên lần lượt là 1.390.681 và 52.157. Hiện tại, Anh đang là 1 trong những vùng dịch lớn nhất châu Âu, giới chức trong nước đang thực hiện lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất để hạn chế lây nhiễm.
Người dân tại Anh đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. (Ảnh: Reuters)
Trước tình hình Covid-19 phức tạp, số người nhiễm bệnh tăng cao đột biến, Tổng Giám đốc WHO tuyên bố: "Chúng ta đón nhận nhiều tin vui về vắc xin Covid-19, song vẫn nên lạc quan một cách thận trọng về tiềm năng của những công cụ mới trong những tháng tới. Đây không phải lúc để chủ quan, chỉ vaccine thôi không đủ đẩy lùi đại dịch".
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới. (Ảnh: TTXVN)
>> Đừng bỏ lỡ: Mỹ ghi nhận gần 100.000 trẻ em mắc Covid-19 chỉ trong vòng 14 ngày
Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Philippines, Ấn Độ... vẫn đang nỗ lực chống lại Covid-19. Mặc dù tình hình dịch bệnh tại Việt Nam có nhiều khả quan hơn nhưng mỗi người vẫn nên nâng cao ý thức phòng dịch, thực hiện nghiêm chỉnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
HÀNG CHỤC NGƯỜI THUỘC CƠ QUAN MẬT VỤ MỸ ĐƯỢC CHO LÀ NHIỄM COVID-19
Mỹ hiện tại là quốc gia có lượng người nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới. Tốc độ tăng của các ca nhiễm Covid-19 tại quốc gia này cũng rất nhanh.
Theo nguồn tin từ AFP đăng tải ngày 13/11, cơ quan mật vụ Mỹ đã có khá nhiều người dương tính với với virus SARS-CoV-2 hoặc nằm trong diện cách ly. Nhiều trang tin uy tín khác cũng xác nhận khoảng 130 nhân viên thuộc cơ quan Mật vụ Mỹ phải tiến hành cách ly, trong đó có khoảng 10% là nhân viên an ninh chủ chốt, chịu trách nhiệm bảo vệ Tổng thống Donald Trump.
Hiện tại, cơ quan Mật vụ Mỹ từ chối cung cấp số người nhiễm Covid-19 cụ thể vì lý do bảo mật và đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử đang diễn ra.