Vương Chiêu Quân - mỹ nhân lưu quốc vong thân chỉ vì một "nốt ruồi có mệnh sát phu"

10:00 26/11/2018

Vương Chiêu Quân là một trong những truyền kỳ của lịch sử Trung Quốc. Nàng được coi là người có cống hiến vô cùng to lớn đối với sự hòa bình của hai nước Hán - Hung. Hình tượng về Vương Chiêu Quân được xây dựng rất nhiều trong các tác phẩm văn học cũng như trong nhiều truyền thuyết dân gian, cho dân chúng noi theo ngàn đời.

Sự tích về sắc đẹp của nàng

Tương truyền rằng, vua Hán Nguyên Đế luôn chọn phi tần dựa trên những bức tranh chân dung của các cung nữ. Hoạ sĩ chân dung cho Hoàng gia Mao Diên Thọ - chỉ chọn vẽ những bức tranh đẹp nhất cho những cô gái đã hối lộ cho ông ta mà thôi. 

Vương Chiêu Quân - mỹ nhân lưu quốc vong thân chỉ vì một

Không may thay, Chiêu Quân là mỹ nhân lại rơi vào tầm ngắm của Mao Diên Thọ. Hắn gạ gẫm nàng, hoặc là để gã sàm sỡ, bằng không sẽ phải đút lót bằng vàng mới đồng ý vẽ tranh đẹp cho. Nhưng hắn đâu biết, nàng xuất thân dòng dõi thư hương, phẩm hạnh thanh cao, quyết không chịu cúi đầu đút lót, vì thế nàng bị ông ta vẽ cho xấu đi. Như vậy, cho dù khí chất của Chiêu Quân xuất chúng ra sao, dung mạo xao động lòng người thế nào, cũng chỉ có thể cô độc cả đời, già chết trong chốn lãnh cung.

Vương Chiêu Quân - mỹ nhân lưu quốc vong thân chỉ vì một

Vốn là người có năng khiếu vẽ cộng thêm trời sinh thông minh nên nàng quyết định tự họa chân dung của mình với hy vọng sẽ được vua sủng hạnh, chọn lựa và sớm sinh được Hoàng tử làm rạng rỡ gia môn. Tuy nhiên, Mao Diên Thọ cũng không phải loại vừa, khi dâng tranh mỹ nhân lên Hán Nguyên Đế, hắn đã dùng bút thêm một nốt ruồi “sát phu” vào dưới khóe mắt của Chiêu Quân.

Nhìn bức tranh vẽ một người phụ nữ có khiếm khuyết như vậy, không đời nào Hán Nguyên Đế lựa chọn Vương Tường (tên thật của Vương Chiêu Quân). Đến nước này, nàng chỉ đành ôm mối sầu tuyệt vọng vì đằng đẵng bao năm vẫn không được vua đoái hoài đến. 

Cuộc hôn nhân chính trị giữa hai nước Hán - Hung 

Năm 33 TCN, thủ lĩnh Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán và đề nghị được trở thành con rể của Hán Nguyên Đế. Vì không muốn gả cô công chúa độc nhất vô nhị của mình, vua Hán Nguyên Đế quyết định để Hô Hàn Tà chọn một cung nữ trong cung.

Hán Nguyên Đế còn hùng hổ tuyên bố rằng:

Bất cứ mỹ nhân nào lọt vào mắt xanh của vua Hung Nô đây thì ta sẽ xem cô gái đó như công chúa con của ta.

(*) Thời đó xứ Hung Nô xa xôi cách trở, người dân Hung Nô lại sống du cư trên các vùng hoang mạc, vì thế các cung nữ đều e dè không dám chấp nhận lời hứa hôn.

Nàng Chiêu Quân đã quá mệt mỏi với 3 năm buồn bã trong cung mà không được vua ngó ngàng tới, nàng quyết chí gả ra khỏi sơn son thép vàng. Hơn nữa, vốn là một người thông minh nên Chiêu Quân muốn tận dụng cơ hội gặp mặt Hán Nguyên Đế để hỏi xem vì sao vua lại không hề đoái hoài gì đến mình.


Hình tượng Vương Chiêu Quân trên phim.
Hình tượng Vương Chiêu Quân trên phim.

Vừa nghe tên Vương Chiêu Quân ứng cử, Hán Nguyên Đế tỏ vẻ rất hài lòng, vì ông nghĩ người con gái có tướng sát phu này sẽ là điềm ám với kẻ thù của mình – vua Hung Nô. Nhưng khi Chiêu Quân vừa bước vào diện kiến thánh thượng, khắp Hoàng cung bỗng sáng rực lên. Dung nhan chói lọi và khí chất thoát tục của nàng quả thực không khác gì tiên nữ giáng trần khiến Hán Nguyên Đế chết đứng. Thấy nhan sắc lộng lẫy, cách đối đáp chừng mực, cử chỉ tao nhã của Chiêu Quân, trong lòng Hán Nguyên Đế thật sự rất muốn giữ nàng ở lại, nhưng không thể thất hứa, đành phải gả nàng cho vua Hung Nô.


Vương Chiêu Quân bị đưa đến Hung Nô, làm vợ vua Hung Nô.
Vương Chiêu Quân bị đưa đến Hung Nô, làm vợ vua Hung Nô.

Đến ngày hôn lễ giữa Hô Hàn Tà Chiêu Quân, Nguyên Đế lại sinh ra hối tiếc muôn phần. Ông hạ lệnh mang bức tranh nàng ra xem lại lần nữa, thì thấy bức tranh do họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ không giống chân dung thật, bèn sai xử trảm Thọ cho hả cơn tức giận. 

Viên minh châu sáng tỏa khắp Trung Nguyên

Truyền thuyết kể rằng khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn “Xuất tái khúc”. Có một con vịt trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Về sau người ta đã dùng từ “Lạc nhạn” trong câu “Trầm ngư lạc nhạn” (chim sa cá lặn) để hình dung vẻ đẹp tuyệt thế của Vương Chiêu Quân.


Dương Mịch là nữ diễn viên từng rất thành công khi tái hiện lại hình ảnh mỹ nhân Vương Chiêu Quân
Dương Mịch là nữ diễn viên từng rất thành công khi tái hiện lại hình ảnh mỹ nhân Vương Chiêu Quân

Cuộc sống của mỹ nhân Vương Chiêu Quân ở miền đất Hung Nô xa xôi, lạ lẫm khiến nàng chưa bao giờ có được hạnh phúc thật sự, dù rằng Hô Hàn Tà rất si mê Chiêu Quân và luôn chiều chuộng nàng hết lòng. Nhưng vua Hung Nô nay đã quá tuổi, qua cái tuổi phong độ ngời ngời của thanh niên trai tráng, lối sống du cư nên thân thể vua Hung Nô cũng không sạch sẽ, bảnh bao như các công tử chốn kinh thành,... Tuy cuộc hôn nhân không hề hạnh phúc, nhưng nàng vẫn một mực cắn răng chịu đựng để giữ hòa hiếu giữa đôi bên. 


Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Hoa. 
Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Hoa. 

Sau khi chồng lâm chung, theo hủ tục "phu tử tòng tử" của người vùng Hung Nô, Chiêu Quân trở thành phi tần của Phục Chu - con trai lớn của Hô Hàn Tà. Vốn trước đó Phục Chu - con trai vua Hô Hàn Tà đã say mê nhan sắc của Vương Chiêu Quân, vì vậy khi vua cha vừa mất, hắn đã cưới luôn Chiêu Quân làm vợ. 

Điều này đi ngược với tập tục của Trung Quốc dưới thời nhà Hán - người phụ nữ goá phụ sẽ thủ tiết để giữ gìn cái danh "tiết hạnh khả phong" của mình. Tuy nhiên, Vương Chiêu Quân vẫn phải chấp nhận để giữ mối bang giao giữa hai đất nước láng giềng. 


Tương truyền, Vương Chiêu Quân đi đến nơi nào, thì cỏ cây nơi ấy liền trở nên tươi tốt, đến những nơi thiếu nước, nàng dùng tỳ bà vẽ lên không trung, mặt đất liền xuất hiện dòng suối trong vắt và cỏ xanh như thảm. 
Tương truyền, Vương Chiêu Quân đi đến nơi nào, thì cỏ cây nơi ấy liền trở nên tươi tốt, đến những nơi thiếu nước, nàng dùng tỳ bà vẽ lên không trung, mặt đất liền xuất hiện dòng suối trong vắt và cỏ xanh như thảm. 

Sau khi Vương Chiêu Quân qua đời, những người Hung Nô đã cho xây dựng một đền thờ tưởng niệm nàng. Qua nhiều thế hệ, ngôi đền được trùng tu bởi cả người Hung Nô và người Hán. 

Không những thế, Vương Chiêu Quân còn được tôn sùng bởi dù đã qua đời, nhưng những gì mà Chiêu Quân đã làm cho cả hai dân tộc đều khiến đời đời lưu nhớ và kính phục.


Tượng nàng Vương Chiêu Quân bằng đá trắng trong khu lăng mộ của nàng.
Tượng nàng Vương Chiêu Quân bằng đá trắng trong khu lăng mộ của nàng.

Tương truyền rằng, Vương Chiêu Quân đã phải sống cam chịu bao nhiêu năm chỉ để duy trì mối bang giao giữa hai sắc tộc. Tâm hồn của nàng được ví như một đoá hoa luôn toả ngát hương cho người đời. Chính vì thế, Vương Chiêu Quân được ví như nữ thần của các loài hoa - hoa mẫu đơn. Trong văn hoá Trung Hoa, hoa mẫu đơn là biểu trưng của sự thanh lịch, quý phái và thịnh vượng. Nhiều người Trung Quốc rất thích loài hoa này và thậm chí còn xem đây là quốc hoa.