Tự Đức - vị vua nhiều vợ nhưng chẳng hề có một mụn con nối dõi

20:00 06/08/2020

Là chế độ phong kiến cuối cùng trong sử sách Việt nên những câu chuyện liên quan đến vua chúa nhà Nguyễn được nghiên cứu và thu hút sự quan tâm từ dư luận muốn tìm hiểu về nguồn cội. 

Trong 13 đời vua, Tự Đức được xem là nhân vật cửu ngũ tại vị lâu nhất khi có đến 36 năm ngồi trên ngai vàng. So với các vị quốc quân khác trong sử Việt, vua Tự Đức nổi tiếng là người văn hay chữ tốt. Thế nhưng vì sức khoẻ ốm yếu, bệnh tật từ nhỏ nên dù có nhiều phi tần, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn này lại không có con nối dõi.

 
Tự Đức nổi tiếng là vị vua hay chữ và hiếu thảo bậc nhất sử Việt. (Ảnh: Vietnamnet)
Tự Đức nổi tiếng là vị vua hay chữ và hiếu thảo bậc nhất sử Việt. (Ảnh: Vietnamnet)

Có tài văn chương, thông minh và thích nghiền ngẫm Nho giáo

Vua Tự Đức (hay còn được biết với cái tên Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) là con trai của vua Thiệu Trị và được nối ngôi khi vừa mới 19 tuổi. Từ nhỏ, vua Tự Đức đã có thể trạng ốm yếu, nhiều bệnh nên không thể đi xa, thường ở tại kinh thành Huế nhưng bù lại, vị quốc quân thứ 4 của triều Nguyễn này lại là người thông minh, thích nghiên cứu văn học và nghiền ngẫm Nho giáo, ông thường hay xem sách đến tận khuya. 

Theo Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn ghi chép lại, vua Tự Đức trong suốt thời gian trị vì của mình đã sáng tác được rất nhiều sách và sở hữu lên đến hơn 4.000 bài thơ. Thậm chí, khi xử án tham nhũng, vua còn kết án phạm nhân bằng một bài thơ và điều này đã trở thành giai thoại khá nổi tiếng.

 
Tự Đức là người rất yêu văn thơ và là vị vua sở hữu kho tàng sáng tác lên đến hơn 4.000 bài. (Ảnh: Vietsugiaithoai)
Tự Đức là người rất yêu văn thơ và là vị vua sở hữu kho tàng sáng tác lên đến hơn 4.000 bài. (Ảnh: Vietsugiaithoai)

>> Có thể bạn chưa biết: Công chúa Ngọc Anh và mối tình đơn phương bi ai cõi hoàng tộc 

Là vị vua hiếu thảo nhất sử Việt

Ngoài văn hay chữ tốt, thông thạo kinh sách Nho giáo, vua Tự Đức còn được biết đến là vị vua rất hiếu thảo với mẹ là bà Từ Dũ. 

Theo các tư liệu lịch sử, nhà vua thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn vì muốn hiếu kính với mẹ nên đã chia lịch thượng triều thành ngày chẵn và ngày lẻ. Vào các ngày lẻ, vua sẽ thiết triều còn ngày chẵn, ông sắp xếp để vào chầu cung thăm non thái hậu Từ Dũ không chểnh mảng một ngày nào.

 
Chân dung thái hậu Từ Dũ - mẹ của vua Tự Đức.(Ảnh: Pinterest)
Chân dung thái hậu Từ Dũ - mẹ của vua Tự Đức.(Ảnh: Pinterest)

Vì lòng hiếu kính nên vua Tự Đức rất tuân thủ với những lời bà Từ Dũ dạy bảo. Chính vì điều này mà khi còn là một hoàng tử, vua Tự Đức có lối sống khiêm nhường, không ăn chơi xa xỉ như các hoàng tử khác và được vua cha Thiệu Trị rất mực yêu thương. 

Trong Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn, vào một lần đi săn bắn chưa về kịp khiến mẹ lo lắng, vua Tự Đức sau khi trở lại cung đã vội vàng lên kiệu sang xin tội với bà, thậm chí ông còn mang theo cả roi mây để chịu phạt. Thậm chí, những lời thái hậu Từ Dũ dạy bảo, vua Tự Đức còn cho ghi chép lại thành tập Từ Huấn lục và giữ gìn.

 
Tự Đức nổi tiếng là một vị vua có lòng hiếu thảo bậc nhất sử sách Việt. (Ảnh: Pinterest)
Tự Đức nổi tiếng là một vị vua có lòng hiếu thảo bậc nhất sử sách Việt. (Ảnh: Pinterest)

>> Đừng bỏ lỡ: Lê Thần Tông: Vị vua Việt đầu tiên lấy vợ người châu Âu 

Hậu cung có 103 phi tần nhưng không hề có con

Cũng giống như bao nhiêu vị vua khác, Tự Đức được đánh giá là ngôi cửu ngũ sở hữu hậu cung vô số phi tần. Mặc dù có nhiều vợ nhưng vị vua thứ 4 của triều Nguyễn này lại không có lấy một người con nối dõi. 

Vua Tự Đức đã nuôi ba người con của anh trai là Nguyễn Phúc Ưng Chân (vua Dục Đức), Nguyễn Phúc Ưng Đường (vua Đồng Khánh) và Nguyễn Phúc Ưng Đằng (vua Kiến Phúc) để làm con thừa tự và kế vị ngai vàng.

 
Lăng vua Tự Đức toạ lạc tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. (Ảnh: Vietsugiaithoai)
Lăng vua Tự Đức toạ lạc tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. (Ảnh: Vietsugiaithoai)

>> Xem thêm: Chuyện tình vua Thành Thái và cô gái lái đò 

Có thể nói, đất Việt dưới thời vua Tự Đức đã trải qua nhiều biến động trong lịch sử. Đây là khoảng thời gian thực dân Pháp bắt đầu kế hoạch xâm lược và khiến triều đình nhà Nguyễn rơi vào tình thế suy yếu, chia phe phái. Mặc dù có nhiều ý kiến nhận xét tiêu cực về vai trò của Tự Đức trong 36 năm ngồi trên ngai vàng nhưng việc vị vua này cũng được nhìn nhận là nhân vật văn hay chữ tốt, có tấm lòng hiếu thảo nhưng lại trải qua bi kịch không con ruột nối dõi. 

Thông tin từ: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Tiền Phong, Vietnamnet

Minh Mạng - Vị vua nổi tiếng đông con nhất triều Nguyễn

Trong số 13 đời vua triều Nguyễn, Minh Mạng cũng được xem là vị quốc quân khá nổi tiếng

Nước Việt dưới thời trị vì của Minh Mạng đã đạt đến điểm cực thịnh, bờ cõi đất nước cũng được mở rộng đáng kể khiến các quốc gia trong khu vực nể phục.

Tuy chỉ có 20 năm ngồi trên ngai vàng nhưng những cải cách đời sống, kinh tế và xã hội của vị vua thứ 2 triều Nguyễn cũng khiến sử gia khi nghiên cứu cũng phải nể phục.

Bên cạnh việc có tài trị nước, vua Minh Mạng còn được biết đến là vị vua hưởng lạc chốn khuê phòng nhất triều Nguyễn khi hậu cung có đến 43 phi tần.

Không chỉ sở hữu hậu cung giai lệ, vị vua này còn có đến 142 người con gồm 78 hoàng nam và 64 hoàng nữ

>> Xem thêm TẠI ĐÂY