Cặp vợ chồng trẻ nhận con nuôi: Nghe con gọi "bố mẹ" cũng đủ hạnh phúc

12:00 18/11/2021

Trong cuộc sống hiện đại, có nhiều thứ chi phối khiến đôi khi lòng tốt của con người trở nên xa xỉ. Thế nhưng, đâu đó giữa cuộc đời vẫn có những con người đã biến điều bình thường trở thành thứ phi thường, như câu chuyện về cặp vợ chồng nhận nuôi 8 đứa trẻ người đồng bào đang được quan tâm gần đây.

 
Các cháu nhỏ dù mới xuống thành phố được vài tháng nhưng đã kịp đến trường. (Ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị) 
Các cháu nhỏ dù mới xuống thành phố được vài tháng nhưng đã kịp đến trường. (Ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị) 

Doanh nghiệp và Tiếp thị đăng tin đăng tải, vợ chồng anh Đỗ Văn Dương (sinh năm 1989) và chị Kiều Thị Thu Lý (sinh năm 1990) làm công việc bán vịt quay ở phường Quang Trung (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Cặp vợ chồng này kết hôn nhiều năm, chưa sinh con nhưng trong nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười nói bởi họ có tới 8 người con nuôi. Chúng đều là trẻ mồ côi, người dân tộc Mông và có gia cảnh đặc biệt khó khăn. 

Cơ duyên nhận con nuôi đến từ những chuyến đi phượt của 2 vợ chồng. Cụ thể, vào năm 2016, anh Dương tình cờ biết được anh em A Mình và A Sình (sinh năm 2003 và 2004) tại Tuyên Quang vừa mất bố, mẹ đi bước nữa để con lại cho người chú ruột. Thế nhưng, cảnh con đông, nhà nghèo khiến cho chú của 2 đứa trẻ không đủ sức để lo chu toàn cho cả nhà. Khi biết 2 đứa trẻ mới hơn 10 tuổi, ngày nào cũng phải vào rừng kiếm măng tre, rau dại ăn qua ngày, vợ chồng anh Dương thương không chịu nổi nên đã quyết định nhận nuôi. 

Tâm sự thêm, anh Dương cho biết: "Khi ấy, các cháu đã hơn 10 tuổi nên khi về ở chung, tôi chỉ coi các cháu như em trai. Sau vài tháng chung sống, bỗng một ngày các cháu kéo lên phòng, đồng thanh xin phép được gọi chúng tôi là bố mẹ. Cảm xúc lúc đó thật khó diễn tả bằng lời. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau xúc động, nghẹn ngào không nói nên lời".

 
Vợ chồng anh Dương hạnh phúc khi được ở bên các con. (Ảnh: Đại Đoàn Kết)
Vợ chồng anh Dương hạnh phúc khi được ở bên các con. (Ảnh: Đại Đoàn Kết)

Một tháng sau đó, anh chị tiếp tục nhận nuôi thêm bé A Tủa và A Lầu (sinh năm 2003 và 2005) ở Sơn La, cũng là người Mông. Các cháu đều còn bố mẹ nhưng hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Vì muốn thay đổi phần nào tương lai của các con, anh Dương cùng vợ đã đón bé về, cho đi học. Tới tháng 5/2021, vợ chồng anh Dương nhận nuôi thêm 4 đứa trẻ là 2 cặp anh em ruột gồm A Sồng, A Sềnh, A Diu, A Giàng (từ 6 tuổi đến 8 tuổi), sống ở Sơn La và Thanh Hóa. 

Cặp vợ chồng này không làm thủ tục nhận nuôi các cháu, chỉ hỗ trợ ăn học tới khi chúng muốn quay trở về quê hương. Anh chị đóng vai trò là người định hướng, để các cháu tự do, thoải mái với ước mơ và lựa chọn của bản thân. Tính đến nay, trong 8 người con nuôi thì cháu A Tủa đã về quê, làm thuê cùng bố mẹ và mới khoe đã trả xong nợ. Thấy con nuôi trưởng thành, vợ chồng anh Dương rất hạnh phúc.


Nữ ca sĩ nhận con nuôi.

Chia sẻ với VnExpress, cháu A Sình nói: "Con nhớ về quê, nhưng điều ở quê không thể cho em là điều kiện học tập. Bố mẹ, tuy là bố mẹ nuôi nhưng giống như bố mẹ ruột. Bố mẹ rất hiền, hiểu được tâm lý của em là trẻ mồ côi nên rất tận tình chăm sóc". Được biết, anh chị còn chuyển từ chăn nuôi ở quê sang bán vịt quay để có thời gian chăm sóc, bảo ban các con. Theo đó, chị Lý hi vọng có để thể dạy nghề, kỹ năng sống để sau này các cháu sẽ tự bươn chải được trong cuộc sống.

Bỏ qua những rào cản về ngôn ngữ và khó khăn trong kinh tế, vợ chồng bán vịt quay ở TP. Hải Dương đã tạo nên một cuộc sống rất mới cho các cháu nhỏ ở vùng cao. Điều này khiến cho những người hàng xóm không ngừng ngưỡng mộ, khâm phục và yêu mến.

 
Cặp vợ chồng U80 đã hỗ trợ cho hơn 600 trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ. (Ảnh: Dân Việt)
Cặp vợ chồng U80 đã hỗ trợ cho hơn 600 trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ. (Ảnh: Dân Việt)

Trước đó, Dân Việt cũng từng đăng tải về câu chuyện cặp vợ chồng dành 30 năm để chăm sóc hơn 600 trẻ lang thang. Đó là cặp vợ chồng ông Vũ Văn Tiến (80 tuổi) và bà Vũ Thị Ngọc Oanh (77 tuổi), sống trong căn nhà có biển hiệu "Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ".

Nhà ông Tiến có 2 tầng, phía dưới là quán cơm, trên lầu nhường lại cho mấy đứa trẻ làm chỗ ở. Chúng đều là trẻ mồ côi, được ông "nhặt" về chăm sóc, dạy chữ. Ở tuổi 80, vợ chồng ông vẫn đang nhận chăm sóc cho 7 đứa trẻ, trong độ tuổi từ 14 đến 18. 

 
Ông Tiến kể lại những câu chuyện xưa cũ về cuộc đời của mình. (Ảnh: Dân Việt)
Ông Tiến kể lại những câu chuyện xưa cũ về cuộc đời của mình. (Ảnh: Dân Việt)

Không nhớ rõ cặp vợ chồng già này đã nhận nuôi bao nhiêu người nhưng "lớp này đi thì lớp mới tới", cho đến khi lũ trẻ có thể lo được cuộc sống, ông bà mới thôi lo lắng. Trong suốt 30 năm trôi qua, bằng nghề bán cơm, hai người đã hỗ trợ cưu mang được hơn 600 đứa trẻ, hầu hết ai cũng thành đạt.

Trở thành bố mẹ một cách "tình cờ", những người như ông Tiến bà Oanh hay vợ chồng anh Dương vẫn luôn chân thành và yêu thương các con nuôi như ruột thịt. Từ các câu chuyện trên, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

TỪNG LÀ TRẺ MỒ CÔI NÊN THẤU HIỂU ĐƯỢC NỖI KHỔ CỦA CÁC CON

Chia sẻ với Doanh nghiệp và Tiếp thị, anh Dương cho biết bản thân mình đã mất mẹ, vợ thì thiệt thòi hơn khi không còn cả bố lẫn mẹ trên đời.

Tương đồng với anh Dương, ông Tiến cũng từng là đứa trẻ "ăn bờ ngủ bụi", mãi tới khi nhận nuôi những đứa trẻ lang thang thì mới thú nhận với vợ. Tâm sự về lòng tốt của mình, ông Tiến nói: "Nếu cho chúng ăn chỉ cứu khỏi chết đói nhưng để cho phát triển, có gia đình yên ấm thì phải nuôi dạy, học văn hoá, trang bị kiến thức nghề nghiệp. Nghe xong câu chuyện của tôi bà ấy không những không giận vì tôi giấu quá khứ khổ cực của mình mà thấy thương tôi. Sau vợ tôi gật đầu đồng ý. Và bà ấy đã dạy cho đám trẻ tốt, tâm lý hơn tôi".