Từ chủng virus gốc ban đầu gây ra Covid-19, virus SARS-CoV-2 còn xuất hiện thêm nhiều biến chủng mới có chu kì lây nhiễm ngắn hơn, thời gian phát bệnh nhanh, đồng nghĩa với việc nguy hiểm hơn.
Trong đó, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng bốn biến chủng mà gần đây nhất là biến chủng từ Anh, biến chủng Nam Phi và biến chủng từ Rwanda, Châu Phi.
Nhân viên y tế làm việc trong khu cách ly dành cho bệnh nhân Covid-19. (Ảnh: Nhân Dân)
Biến chủng SARS-CoV-2 ở Đà Nẵng
Trong đợt bùng phát dịch tại Đà Nẵng hồi tháng 7/2020, kết quả phân tích nguồn gene của virus SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân tại đây đã được công bố là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam. Chủng này xâm nhập từ bên ngoài, có đặc tính lây lan nhanh hơn chủng virus đã tồn tại ở nước ta.
Đợt dịch bùng phát tại Đà Nẵng hầu hết có liên quan đến biến chủng D614G. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Theo Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhận định, biến thể này tương tự với chủng D614G đã lây lan ở các quốc gia khác trên thế giới vào tháng 7. Hiện nay, các phân tích chỉ ra rằng chủng D614G tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm được xác nhận trên thế giới và gần 100% tại châu Âu.
>> Xem thêm: TP.HCM phong tỏa khu Mả Lạng quận 1 trong đêm do liên quan ca mắc nCoV
Biến chủng từ Anh
Ngày 8/12/2020, Anh công bố ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với khả năng lây lan cực nhanh khiến nước này bước vào thời kì phong tỏa toàn quốc. Đây là chủng virus B117 sau khi hoành hành tại Anh đã nhanh chóng lan sang nhiều quốc gia khác.
Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam đều phải lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. (Ảnh: Thanh Niên)
Sáng ngày 2/1, Bộ Y tế nước ta đã công bố trường hợp BN1435 là bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam nhiễm biến chủng B117. Người này mắc Covid-19 sau khi nhập cảnh từ Anh trở về.
Sáng ngày 2/2, trong quá trình xét nghiệm 16 mẫu bệnh phẩm tại các ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã ghi nhận 11/16 mẫu có mã gene tương tự chủng B117. Tại TP.HCM cũng đã phát hiện ra BN1660 mang 17 đột biến tiêu biểu của biến chủng B117 từ Anh này.
>> Xem thêm: Bình Dương hỏa tốc mở rộng khu vực phong tỏa ở Thủ Dầu Một
Biến chủng Nam Phi
Ngày 31/1, Việt Nam ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 Nam Phi. Người này là một chuyên gia nhập cảnh, đã được cách ly ngay khi xuống sân bay.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị trong bệnh viện. (Ảnh: RFI)
Theo thông tin từ WHO, biến chủng Nam Phi đã lan rộng ra hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nhà khoa học trên thế giới cũng đáng giá biến thể này thậm chí còn đáng lo ngại hơn cả biến chủng B117 ở Anh vì khả năng lây lan nhanh hơn cũng như có thể kháng vaccine điều trị hiện hành.
Biến chủng Rwanda, châu Phi
Ngày 12/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã công bố kết quả xét nghiệm của các ca bệnh ở tổ bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất. Theo đánh giá, chủng virus mà BN1979 và các bệnh nhân chung tổ bốc xếp nhiễm đều thuộc chủng A231.
Sân bay Tân Sơn Nhất đang là một trong những ổ dịch lớn ở TP.HCM. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Chủng này được phát hiện lần đầu ở Rwanda vào khoảng cuối tháng 10/2020. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên chủng A231 xuất hiện ở Việt Nam cũng như cả Đông Nam Á.
>> Xem thêm: Hà Nội: Phong tỏa toàn bộ trường Đại học FPT cơ sở Hòa Lạc
Việc xuất hiện các biến chủng SARS-CoV-2 là điều mà các nhà khoa học hoàn toàn có thể lường trước được. Song với nhiều đặc tính biến đổi, mọi người lại càng phải cẩn thận hơn trong việc bảo vệ bản thân để tránh nhiễm bệnh.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
TIN VUI ĐẦU NĂM: TP.HCM CƠ BẢN TẠM KIỂM SOÁT ĐƯỢC DỊCH
Trong buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM tối ngày 11/2 (30 Tết), Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã đánh giá cao địa phương này khi luôn đi đầu trong công tác đối phó với dịch bệnh.
Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình còn biểu dương TP.HCM khi áp dụng Chỉ thị 16 một cách kịp thời, hạn chế lây lan cũng như đảm bảo hoạt động an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận ca nhiễm Covid-19 tại đây.
Mặc dù vậy, phía thành phố cũng cần phải chỉ đạo các đơn vị liên quan không nên chủ quan, lơ là trong mọi trường hợp.