Việt Nam nhận thêm hàng trăm nghìn liều vaccine từ Australia

15:50 29/10/2021

Thời gian gần đây, ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêm chủng, Việt Nam còn không ngừng nỗ lực đảm bảo nguồn cung vaccine ngừa Covid-19. Mới đây, ngày 28/10, 800.000 liều vaccine AstraZeneca do Australia trao tặng đã được chuyển tới Hà Nội.

Như vậy, đây đã là lần thứ ba Việt Nam tiếp nhận vaccine từ Australia. Đồng thời, phía Australia cũng đã hoàn thành cam kết chia sẻ 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca do Australia sản xuất trước khi kết thúc năm 2021.

 
Lô vaccine Australia mới giao cho Việt Nam ngày 29/10. (Ảnh: VietnamPlus)
Lô vaccine Australia mới giao cho Việt Nam ngày 29/10. (Ảnh: VietnamPlus)

Australia giao 800.000 liều vaccine cho Việt Nam

VietnamPlus đăng tải, trong buổi bàn giao vaccine ngày 29/10, bà Robyn Mudie - Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết, Chính phủ nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam mua thêm khoảng 3,7 triệu liều vaccine nữa thông qua thỏa thuận mua sắm với UNICEF và hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam. Như vậy đến nay, số vaccine ngừa Covid-19 Australia cam kết chia sẻ cho Việt Nam đã lên tới 5,2 triệu liều.

Ngoài ra, bà bày tỏ: “Tôi tự hào vì chúng tôi đã đáp ứng cam kết chia sẻ 1,5 triệu liều vaccine ban đầu cho Việt Nam. Những liều vaccine này, cùng với 3,7 triệu liều mà chúng tôi giúp Việt Nam mua thêm sẽ hỗ trợ những nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi nền kinh tế."


Bất ngờ trước tác dụng của kháng thể vaccine Moderna: Pfizer vẫn chưa là gì

Không chỉ 1,5 triệu liều vaccine ngừa Covid-19, Australia còn cung cấp gói hỗ trợ 60 triệu đôla Australia (hơn 1 nghìn tỉ đồng) cho việc triển khai tiêm chủng ở Việt Nam. Trong thông cáo có ghi rõ: "Gói hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam mua sắm vaccine ngừa Covid-19, nâng cấp dây chuyền lạnh, đào tạo cho đội ngũ nhân viên y tế và hỗ trợ triển khai tiêm chủng ở các tỉnh vùng sâu vùng xa”.

Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, tính đến nay, Việt Nam đã tiếp cận trên 107 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, số liều được sử dụng là hơn 78 triệu liều. Hiện tại, Việt Nam đang rất nỗ lực tìm kiếm nguồn vaccine khác để phân bổ cho các địa phương, phục vụ bà con trên khắp cả nước.

 
Nhân viên y tế tăng cường tiêm vaccine cho bà con. (Ảnh: Cục Y tế Dự phòng)
Nhân viên y tế tăng cường tiêm vaccine cho bà con. (Ảnh: Cục Y tế Dự phòng)

>>Xem thêm: Trẻ đau, khó chịu sau tiêm ngừa Covid: Cần theo dõi nhịp thở, màu da…

Campuchia tặng Việt Nam 200.000 liều vaccine ngừa Covid-19

VOV đăng tải, ngày 26/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen đã công bố thông tin về việc tặng 200.000 liều vaccine Covid-19 cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Người sẽ đại diện Thủ tướng Campuchia bàn giao số vaccine này cho phía Việt Nam là bà Or Vandin, Quốc vụ khanh Bộ Y tế kiêm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tiêm chủng vaccine Covid-19. 

Bên cạnh đó, vị Thủ tướng khẳng định, việc trao tặng vaccine cho Việt Nam là nhằm mục đích góp phần hỗ trợ nước bạn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Hành động này cũng đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.

 
Việt Nam từng tiếp nhận lô vaccine ngừa Covid-19 do Campuchia tặng. (Ảnh: TTXVN)
Việt Nam từng tiếp nhận lô vaccine ngừa Covid-19 do Campuchia tặng. (Ảnh: TTXVN)

>>Có thể bạn quan tâm: TP.HCM tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi, nếu ổn, 5 tuần nữa sẽ đi học lại

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tại nước ta vẫn đang diễn biến khá phức tạp. Vì vậy, trong bất kỳ tình huống nào, bà con cũng nên chủ động thực hiện nghiêm chỉnh các quy định phòng dịch. Nếu ai chưa tiêm vaccine cũng phải nhanh chóng đăng ký ngay khi có cơ hội. 

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

PHÁT HIỆN BIẾN CHỦNG NCOV MỚI KHÁNG THUỐC COVID-19 VÀ VACCINE

Chuyên san Cellular & Molecular Immunology (Miễn dịch học tế bào và phân tử) đăng tải, mới đây các chuyên gia nghiên cứu đã tìm được nhiều phát hiện mới về biến chủng A.30 của virus SARS-CoV-2. Theo đó, biến chủng này là dòng gốc rễ đầu tiên của dịch Covid-19 được tìm thấy, xuất hiện lần đầu tiên tại Tanzania.

Để thấy rõ nguy hiểm của biến chủng này, nhóm chuyên gia đã so sánh chúng với Beta và Eta (trong đó, Beta có khả năng chống lại kháng thể cao nhất trong số các biến chủng SARS-CoV-2 đã được phát hiện vừa qua). Đồng thời, họ cũng sử dụng nhiều loại tế bào từ cơ thể người để xem biến chủng đã lây lan sang tế bào vật chủ như thế nào.

Kết quả cho thấy, A.30 không chỉ xâm nhập hầu hết mọi tế bào chủ bao gồm thận, gan và phổi, chúng còn có khả năng kháng lại thuốc Bamlanivimab chữa Covid-19. 

Xem thêm tại đây