Khi nhắc đến kim cương là nhắc đến sự sang trọng, quý phái, là biểu tượng của sự giàu có, quyền lực. Tuy nhiên, cũng có những viên kim cương có giá hàng ngàn tỉ đồng mang theo lời nguyền chết chóc cho người sở hữu nó, như viên kim cương Hi vọng (Hope Diamond) là một ví dụ điển hình.
Viên kim cương tuyệt đẹp... (Ảnh: Internet)
Theo các tài liệu ghi lại, Hi vọng là viên kim cương nặng tới 45,52 cara (khoảng 9,104 gram) và được định giá lên tới 250 triệu đô la (gần 5.600 ngàn tỉ đồng) – trở thành một trong những viên kim cương lớn nhất thế giới. Điều đặc biệt là khi bình thường, viên đá quý này có màu xanh xám, nhưng nếu đặt trong tia cực tím, nó lại có màu lân quang đỏ đẹp mắt. Kể cả khi lấy ra, ánh sáng này cũng duy trì thêm một thời gian nữa trước khi mất hẳn.
Tuy nhiên, viên đá quý có lịch sử hình thành hơn 1,1 tỉ năm trước trong lòng Trái đất này đều khiến những ai nghe kể về nó đều “dựng tóc gáy”. Tuy nó có giá trị lớn nhưng sau khi nghe các câu chuyện dưới đây, chắc chắn có cho viên kim cương này bạn cũng không dám lấy.
...có khả năng đổi màu nếu đặt dưới ánh sáng tia cực tím. (Ảnh: Internet)
Các tài liệu ghi lại rằng viên kim cương được khai thác tại Kollur, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ vào thế kỉ 17. Khi khai thác thô, nó có trọng lượng lên tới 115 cara và được đặt tên là Kim cương xanh của Tavernier. Nó được thương nhân buôn kim cương người Pháp Jean Baptiste Tavernier bán cho vua Louis XIV lấy 147 cân vàng và tước quý tộc. Sau đó, vua Louis XVI được thừa kế nó. Cũng từ đây, những câu chuyện rùng rợn bắt đầu.
Vị vua này sau đó cùng vợ là Hoàng hậu Marie Antoinnette đã trải qua nhiều điều xui xẻo. Thời điểm trị vì của vị vua này trùng với thời kì đầu của cách mạng Pháp, và ông cùng gia đình bị giam ở Cung điện Tuileries. Sau đó, viên kim cương (đã đổi tên thành Màu xanh Pháp) cũng bị trộm lấy mấy cùng nhiều tài sản quý giá. Đến 1792, Vua Louis XVI và Hoàng hậu Antoinette bị chặt đầu.
Vua Louis XVI và vợ Marie Antoinette bị xử tử. (Ảnh: Internet)
Những năm sau đó, những ai chỉ cần chạm vào viên kim cương (lúc này đã đổi tên thành Hi vọng) đều mang kết cục bi thảm. Thống kê của tờ New York Times vào 1911 cho thấy, đã có tới 14 trường hợp gặp điều không may.
Đầu tiên là một người có tên Jacques Colet, người này mua viên đá từ Simon Frankel nhưng sau đó tự tử không rõ nguyên nhân. Hoàng tử Ivan Kanitovski là nạn nhân tiếp theo, ông bị giết trong Cách mạng Nga. Viên đá cũng được Ivan cho bạn là Mlle Ladue mượn, nhưng người này bị chính người yêu mình giết chết.
Tiếp đó, Simon Mencharides – một thương nhân – mua Hi vọng về nhưng chính người này cũng bị giết (bị ném xuống vách đá). Ngay cả một thợ đánh bóng là Abu Sabir chỉ được giao nhiệm vụ “làm đẹp” viên kim cương cũng bị tống giam và tra tấn dã man...
Còn rất nhiều giai thoại rùng rợn về viên kim cương Hi vọng, dù không phải tất cả đều được chứng thực. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các nạn nhân đều đã già và chết phù hợp với tuổi trong thời đại họ sống, ngoại trừ vua Louis XVI và vợ Marie Antoinette do sống trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động.
Viên kim cương được chụp lại trước 1958. (Ảnh: Internet)
Mặc dù vậy, việc bị “lời nguyền chết chóc” ám ảnh khiến cho những ai khi nhắc đến Hi vọng đều cảm thấy rùng mình hoảng sợ. Được biết, viên kim cương này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Smithsonian ở Washington DC từ 1958 sau khi trải qua 21 đời chủ. Khi đó, đã có rất nhiều người phản đối bởi họ lo lắng tai họa sẽ đến với nước Mỹ. Nhưng sau 58 năm, có vẻ như mọi thứ không có nhiều biến động.
Viên kim cương này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Smithsonian ở Washington DC. (Ảnh: Internet)