Những viễn cảnh đáng sợ có thể xảy ra khi Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị băng hà

16:30 08/02/2019

Những viễn cảnh có thể sẽ xảy đến với nước Anh khi Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị băng hà khiến nhiều người không khỏi lo lắng.

Thời gian chính là kẻ thù của tuổi thọ, chẳng có ai có thể chống lại được quy luật bất biến của cuộc sống, ngay cả nữ hoàng quyền lực bậc nhất thế giới cũng vậy. Sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị được cho là sẽ khiến nước Anh rơi vào cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có trong lịch sử.

Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị lên ngôi vào năm 1952, đến nay bà đã trải qua 67 năm trị vì. Bà cũng là người chứng kiến 13 nhiệm kỳ thủ tướng Anh, giao tế với 13 đời tổng thống Mỹ. Hiện tại, Nữ hoàng đã 92 tuổi.


Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị.
Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị.

Mới đây, Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã xuất hiện và đọc diễn văn trước ngày Giáng sinh. Bà vẫn còn rất minh mẫn ở tuổi 92, Nữ hoàng cho biết bà muốn phục vụ nhân dân khi nào còn có thể. Điều này có nghĩa Nữ hoàng sẽ không thoái vị vào năm 2019. Đây chính là điều mà người dân nước Anh luôn mong muốn. Bởi thời khắc Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị băng hà, nước Anh sẽ chìm trong hỗn loạn và rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có.

Tang lễ của Nữ hoàng sẽ gây ra khủng hoảng kinh tế

Nếu Nữ hoàng qua đời, nước Anh sẽ để tang trong vòng 12 ngày. Trong thời gian này tất cả các ngân hàng, thị trường chứng khoán đều sẽ đóng cửa. Điều này có nghĩa là nước Anh sẽ thiệt hại hàng tỷ USD. Sau tang lễ là lễ đăng quang của Thái tử Charles, 2 sự kiện này sẽ ngốn khoảng 6 tỷ bảng Anh (khoảng 180 ngàn tỷ đồng).


Quan tài của Hoàng thái hậu Elizabeth trong tu viện Westminster.
Quan tài của Hoàng thái hậu Elizabeth trong tu viện Westminster.


Hoàng thái hậu Elizabeth từ lúc trẻ đến khi qua đời năm 2002. Tang lễ của con gái bà chắc chắn sẽ còn lớn hơn.
Hoàng thái hậu Elizabeth từ lúc trẻ đến khi qua đời năm 2002. Tang lễ của con gái bà chắc chắn sẽ còn lớn hơn.

Thế nhưng, đó là trong trường hợp Nữ hoàng ra đi một cách tự nhiên bên cạnh con cháu và các đại thần. Còn nếu không may và gặp chuyện khi đang diễn thuyết, ở nơi công cộng thì sự việc sẽ trở nên rất phức tạp. Ví dụ điển hình nhất là tai nạn xảy ra với Công nương Diana. Ngay sau đó, sự việc bị thổi bùng lên thành khủng hoảng truyền thông khiến nước Anh lao đao.

Đài BBC sẽ dừng chiếu các show hài kịch

Tất cả các chương trình có yếu tố gây cười đều sẽ bị ngưng chiếu. Vào thời điểm để tang Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, ai cũng phải cẩn trọng lời nói. Những nhà báo, tòa soạn phải phối hợp chặt chẽ với Hoàng gia để đưa tin một cách chính xác và phù hợp nhất. Chỉ cần phạm phải một sai lầm dù là nhỏ cũng có thể khiến đất nước bị chỉ trích.


Cựu biên tập viên của đài BBC bị chỉ trích vì đeo cà vạt sặc sỡ khi công bố tin Hoàng thái hậu Elizabeth qua đời.
Cựu biên tập viên của đài BBC bị chỉ trích vì đeo cà vạt sặc sỡ khi công bố tin Hoàng thái hậu Elizabeth qua đời.

Một ví dụ rõ ràng nhất đó là việc biên tập viên Peter Sissons của đài BBC đã lỡ thắt một chiếc cà vạt có màu gần như đỏ khi thông báo về tang lễ của Hoàng thái hậu Elizabeth vào năm 2002. Sự việc này khiến cho cựu biên tập viên đài BBC bị chỉ trích suốt nhiều năm cho đến khi về hưu năm 2009.

Chính phủ sẽ phải toàn lực tổ chức tang lễ

Theo thông lệ, quan tài của Nữ hoàng sẽ được đặt ở điện Westminster để mọi người có thể đến tỏ lòng thương tiếc. Trong thời gian này, Thái tử Charles sẽ phải đứng cạnh quan tài, nghi lễ này được gọi là Vigil of the Princes. Cũng giống như ở Việt Nam, con trai hoặc cháu nội sẽ đứng cạnh quan tài của cha mẹ, ông bà để canh giữ và bái tạ những người đến chia buồn.


Bộ trưởng Tony Banks đọc lời thề trước linh cữu Hoàng thái hậu Elizabeth.
Bộ trưởng Tony Banks đọc lời thề trước linh cữu Hoàng thái hậu Elizabeth.

Nghị viện Anh sẽ phải đóng cửa, tất cả thành viên sẽ được triệu tập trước linh cữu của Nữ hoàng để bày tỏ lòng thành kính và đọc lời thề trước người kế vị. Khi Hoàng thái hậu Elizabeth qua đời, Bộ trưởng thể thao Tony Banks, chính trị gia thuộc Đảng Lao động Anh đã thề trước con gái bà: “Tôi Tony Banks, xin thề trước Chúa toàn năng rằng sẽ có niềm tin và lòng trung thành tuyệt đối với Nữ hoàng Elizabeth, người kế vị và dòng dõi của Nữ hoàng theo luật pháp của nước Anh. Vì thế xin Chúa hãy phù hộ”.

Khó kiểm soát quần chúng

Khi công nương Diana qua đời, hơn 10 ngàn người đã vây kín điện Buckingham để tỏ lòng thương tiếc. Họ để lại hơn 1 triệu bó hoa, hơn 20 triệu bảng Anh (khoảng 600 tỷ đồng) đã được quyên góp để triển khai các hoạt động tưởng niệm.


Biển hoa tưởng nhớ Công nương Diana.
Biển hoa tưởng nhớ Công nương Diana.


Không khí tang thương trong tang lễ của Công nương Diana.
Không khí tang thương trong tang lễ của Công nương Diana.

Cảnh tượng đau buồn ở khắp nơi, dẫn chúng lầm lũi bước đi. Trong khi đó nhiều người lại khó chịu vì công việc bị cưỡng ép tạm dừng. Những điều này có thể dẫn đến việc kích động nổi loạn và đập phá. Tuy nhiên, những gì xảy ra trong tang lễ của công nương Diana sẽ không là gì so với ngày Nữ hoàng tạ thế.

Khối thịnh vượng chung liên hiệp Anh có thể sẽ tan rã

Việc Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị qua đời sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia, vùng lãnh thổ trong Khối thịnh vượng chung liên hiệp Anh ly khai. Khối thịnh vượng chung là tổ chức gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có 16 thành viên chủ chốt đã thề trung thành với Vương Quốc Anh và Nữ hoàng, bao gồm cả những cường quốc như Úc, Canada và New Zealand…

Những viễn cảnh đáng sợ có thể xảy ra khi Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị băng hà


Khối thịnh vượng chung liên hiệp Anh có nguy cơ tan rã.
Khối thịnh vượng chung liên hiệp Anh có nguy cơ tan rã.

Khối thịnh vượng chung là tàn tích của Đế quốc Anh thời thuộc địa, hiện tại nó mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là lợi ích thực sự rõ rệt, mặc dù vậy các thành viên trong khối cũng được hỗ trợ ít nhiều trong giao thương và ảnh hưởng chính trị từ ”mẫu quốc” Anh.

Các quốc gia trong khối vẫn giữ lời thề trung thành với Nữ hoàng ngay cả khi độc lập. Thế nhưng, việc Nữ hoàng ra đi có thể sẽ khiến lời thề bị phá bỏ. Vị thế của nước Anh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu Khối thịnh vượng chung liên hiệp Anh tan rã.

Tiền tệ và quốc ca phải thay đổi

Nếu Thái tử Charles lên ngôi, quốc ca sẽ được đổi từ God Save The Queen thành God Save The King. Đồng bảng của Anh cũng sẽ được đổi từ hình Nữ hoàng sang hình Thái tử Charles. Những tờ bạc cũ sẽ bị thu hồi. Hiện tại, tiêu bản tiền mới với hình ảnh của Thái tử đã được thiết kế và đợi ngày in ấn.


Bảng Anh sẽ phải thay đổi.
Bảng Anh sẽ phải thay đổi.

Chọn nơi an nghỉ cho Nữ hoàng

Nữ hoàng đã chọn cho mình một địa điểm để an nghỉ. Tuy nhiên, đến giờ nó vẫn được bảo mật trong di chúc của bà. Nhiều người cho rằng đó là làng Sandringham hoặc pháo đài Balmoral ở Scotland. Một lựa chọn khác là điện Windson, nơi Nữ hoàng có thể nằm cạnh cha mình là vua George Đệ Lục.


Pháo đài Balmoral ở Scotland được cho là nơi yên nghỉ của Nữ hoàng.
Pháo đài Balmoral ở Scotland được cho là nơi yên nghỉ của Nữ hoàng.

Lễ đăng quang cho người kế vị

Ngay sau tang lễ sẽ là lễ đăng quang của Thái tử Charles. Thái tử Charles không được dân chúng Anh yêu quý cho lắm, nhất là sau vụ bê bối tình cảm với công nương Diana và người tình Camilla Parker Bowles. Tuy nhiên, đến nay Thái tử đã 70 tuổi, người ta không chắc rằng ông có thể dủ minh mẫn để trị vì đất nước khi lên ngôi.


Thái tử Charles sẽ lên kế vị Nữ hoàng.
Thái tử Charles sẽ lên kế vị Nữ hoàng.

Hoàng thái hậu Elizabet Bowes-Lyon, mẹ của Nữ hoàng sống thọ đến 101 tuổi 238 ngày. Với sức khỏe của Nữ hoàng hiện tại có khả năng bà sẽ còn sống thọ hơn mẹ mình. Và có thể phải đến năm 80 tuổi Thái tử Charles mới được kế vị.

Những viễn cảnh sẽ xảy ra với nước Anh khi Nữ hoàng qua đời khiến nhiều người dân Anh và những nước có liên quan trực tiếp không khỏi lo lắng. Hi vọng, nữ hoàng có thể khỏe mạnh và trị vì lâu hơn.

Cùng cập nhật thêm nhiều thông tin mới về Đỉnh tại YAN nhé!

Ảnh: Internet