Tín hiệu đáng mừng: F0 trở nặng tại TP.HCM có xu hướng giảm

10:30 24/09/2021

Tính từ ngày 27/4 đến sáng ngày 24/9, Bộ Y tế đã ghi nhận 723.962 ca nhiễm Covid-19, trong đó TP.HCM có 358.707 trường hợp. Đáng chú ý, số lượng ca không qua khỏi tại TP.HCM đang có xu hướng đi ngang, thay vì chiều giảm xuống như tuần trước.

 
Khu điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. (Ảnh: Dân tộc và Phát triển)
Khu điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. (Ảnh: Dân tộc và Phát triển)

Cụ thể, thông tin từ VnExpress, Sở Y tế TP.HCM cho biết số ca không qua khỏi trong tuần dao động từ 160 người đến 184 mỗi ngày. Con số này tương đương với khoảng thời điểm đầu tháng 8 với 160 người đến 170 người mỗi ngày. Đỉnh điểm, trong ngày 22/9, số ca không qua khỏi lên tới 340 người. Tiếp nối từng ngày, trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 ở thời điểm hiện tại đã lên khoảng 14.000 người.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện đang có khoảng 7.100 F0 nặng cần hỗ trợ hô hấp từ thở oxy trở lên, trong đó hơn 2.000 ca thở máy, 24 ca can thiệp ECMO tại các bệnh viện điều trị Covid-19. Hầu hết các trường hợp nặng, thở máy xâm lấn là bệnh nhân cũ, nhập viện từ rất lâu và bây giờ mới bắt đầu rơi vào tình trạng xấu, dễ ra đi. Chính một số nguyên nhân như vậy khiến cho lượng bệnh nhân không qua khỏi trong tuần qua không giảm nhiều.

 
Khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện dã chiến số 13. (Ảnh: Quân đội Nhân dân)
Khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện dã chiến số 13. (Ảnh: Quân đội Nhân dân)

Tại Bệnh viện Quân y 175 - một trong những tuyến cuối điều trị F0 nặng, ban quản lý đơn vị đã tăng từ 200 giường đến 500 giường trong vòng 1 tháng rưỡi. Hiện tại, số bệnh nhân đang điều trị ở đây là 1.300 F0. Mỗi ngày, ở đơn vị y tế này ghi nhận khoảng 5-6 người không qua khỏi, chiếm tỉ lệ nhỏ so với số bệnh nhân nhập viện (trung bình 30 người) mỗi ngày.

Bác sĩ Bùi Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 hi vọng trong thời gian tới, số ca nặng không qua khỏi sẽ được cải thiện hơn. Đáng chú ý, bác sĩ cũng khuyến cáo rằng trên thực tế, F0 chuyển nặng giảm nhờ một số bệnh nhân đã tiêm vaccine.

Song song với việc điều trị ở tầng 3, tại bệnh viện tầng 2 cũng ghi nhận những tín hiệu lạc quan. Tại Bệnh viện Hùng Vương, mỗi ngày đơn vị này điều trị khoảng 150 bệnh nhân đến 280 ca nặng. Trong thời gian gần đây, số bệnh nhân nặng đã có đà giảm nhanh, lãnh đạo hi vọng tỉ lệ không qua khỏi cũng thuận theo chiều hướng này.

 
Các tình nguyện viên nhiệt tình "bắn tim" khi bệnh nhân ra viện. (Ảnh: Dân Việt)
Các tình nguyện viên nhiệt tình "bắn tim" khi bệnh nhân ra viện. (Ảnh: Dân Việt)

Tại một số đơn vị điều trị tầng 2 như Bệnh viện số 12, bệnh nhân nặng đã giảm khoảng 50 ca mỗi ngày so với lúc cao điểm. Tại Bệnh viện dã chiến số 2, số ca nặng cũng giảm từ 200 người xuống còn 50 người, trong đó chủ yếu là thở oxy mũi. Trước xu hướng này, bác sĩ Nguyễn Thành Dũng thổ lộ với VnEpress: "Với tình trạng bệnh nặng giảm như hiện nay, thời gian tới số ca ra đi chắc chắn sẽ giảm".

Thông tin từ Cổng thông tin Bộ Y tế, sáng ngày 22/9, Thứ trưởng Bộ Y tế - ông Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 thuộc quản lý của Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM. Tại đây, vị lãnh đạo khẳng định: "Thành phố đã bắt đầu thấy được ánh sáng nơi cuối đường hầm" khi bệnh nhân mắc Covid-19 giảm, số F0 nặng được kiểm soát và ca không qua khỏi có xu hướng đi xuống.

Song song với đó, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng dự đoán số ca không qua khỏi sẽ hạ trong thời gian tới, nhờ vào việc đẩy mạnh chăm sóc F0. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai phương án điều trị như hiện tại, đồng thời dần đóng cửa bệnh viện dã chiến, tập trung tổng lực hỗ trợ F0.

Hi vọng với những tín hiệu khả quan từ việc điều trị các ca bệnh nặng, TP.HCM sẽ sớm đạt thành tích tốt trong vấn đề kiểm soát dịch Covid-19. 

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

NỖI LÒNG NGƯỜI RỜI SÀI GÒN VỀ QUÊ TRÁNH DỊCH

Vừa qua, khi TP.HCM bùng dịch, rất nhiều người đã hồi hương. Thế nhưng, sau một thời gian dài, họ bắt đầu nhớ Sài Gòn và háo hức chuẩn bị kế hoạch sau ngày 30/9.

Chia sẻ với Thanh Niên, anh L.V.T (29 tuổi, quê Tiền Giang) tâm sự: "Tôi mong sau ngày 30/9 sẽ có những chính sách riêng cho những người muốn quay trở lại TP.HCM làm việc nếu không có tiêm ngừa thì có thể xét nghiệm trong ngày để có giấy xác nhận". Tương tự như vậy, chị T.T (32 tuổi) cũng nói: "Không có thu nhập mà phải vừa chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày vừa đóng tiền nhà trọ ở TP.HCM nên khó khăn lắm".

Tuy nhiên, một số bạn trẻ khác lại hi vọng thành phố kiểm soát dịch bệnh an toàn để mọi người có thể an tâm hơn.

Xem thêm tại đây!