Vì sao nên ăn đậu đỏ trong lễ Thất Tịch?

10:55 25/08/2020

Một mùa lễ Thất Tịch nữa lại đến, vào ngày này thì những bát chè đậu đỏ được trở thành "top trending". Giới trẻ quan niệm rằng, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn trên con đường tình duyên.

Vậy ngày lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ đâu và ăn chè đậu đỏ có đem lại may mắn hay không? Cùng tìm hiểu cùng YAN nhé! 

 
Vì sao Thất Tịch lại ăn đậu đỏ? (Ảnh minh hoạ: @gnahuv)
Vì sao Thất Tịch lại ăn đậu đỏ? (Ảnh minh hoạ: @gnahuv)

>> Có thể bạn chưa biết: Tìm hiểu ngày Lễ Thất Tịch là gì?

Ý nghĩa của chè đậu đỏ

Một số nước châu Á gọi lễ Thất Tịch (7/7 Âm lịch) là ngày Lễ tình yêu của một số nước châu Á, gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Ở Việt Nam, ngày lễ này còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ một truyền thuyết Trung Quốc, kể về một câu chuyện tình buồn giữa Ngưu Lang và Chức nữ. Chàng Ngưu Lang là một người phàm trần tuy nghèo khó nhưng siêng năng và thiện tâm. Nàng Chức Nữ là một nàng tiên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời, con gái của Vương Mẫu Nương Nương ở trên trời.

Vì sao nên ăn đậu đỏ trong lễ Thất Tịch?

Đến một ngày, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa cõi tiên, cõi trần. Thế rồi Ngưu Lang chung tình nhất định ở đó chờ người vợ, mãi không chịu rời đi. Vương Mẫu nương nương vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm được gặp nhau một lần vào ngày Thất Tịch (7 /7 âm lịch).

Về việc ăn đậu đỏ, đây vốn là món ăn tráng miệng quen thuộc của người Việt. Đặc biệt, vào ngày lễ Thất Tịch món chè này trở nên "đắt show" vô cùng. Chè đậu đỏ được tin là một chất xúc tác của tình yêu. Ăn chè này vào lễ Thất Tịch thì những cặp đôi yêu nhau thì sẽ có một tình yêu vững bền, còn với những người đang lẻ bóng một mình sẽ tìm được ý trung nhân đời mình. 

 
Niềm tin của hội "ế" Việt Nam (Ảnh chụp màn hình)
Niềm tin của hội "ế" Việt Nam (Ảnh chụp màn hình)

 
Chè đậu đỏ được tin là giúp chúng ta tìm thấy tình yêu (Ảnh: @komrangtrung)
Chè đậu đỏ được tin là giúp chúng ta tìm thấy tình yêu (Ảnh: @komrangtrung)

>> Xem thêm: "Ngày tỏ tình 520" dân mạng kháo nhau giờ đẹp để tán đổ crush

Đậu đỏ giảm giá phục vụ các thanh niên ngày Thất Tịch

Nhân dịp "ngàn năm có một", từ các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ hay các trang thương mại điện tử đã giảm giá kịch liệt món chè đậu đỏ để phục vụ nhu cầu của anh chị em. Có lẽ hôm nay là dịp để các bạn order chè đậu đỏ thoải mái vừa không lo về giá vừa có cơ hội "tậu" được người yêu nhì? Các thanh niên cũng liên tục đăng tải hình ảnh mình ăn chè đậu đỏ lên MXH, phần vì sống ảo, phần vì hi vọng "mong manh" vào việc ăn đậu đỏ có thể tìm thấy người yêu.

 
Chè đậu đỏ biểu tượng ngày lễ Thất Tịch (Ảnh: Chụp màn hình)
Chè đậu đỏ biểu tượng ngày lễ Thất Tịch (Ảnh: Chụp màn hình)

 
Chè đậu đỏ được giảm giá để hỗ trợ anh em "ế" (Ảnh: Chụp màn hình )
Chè đậu đỏ được giảm giá để hỗ trợ anh em "ế" (Ảnh: Chụp màn hình )

 
Chè đậu đỏ hết hàng trong ngày Thất Tịch (Ảnh chụp màn hình)
Chè đậu đỏ hết hàng trong ngày Thất Tịch (Ảnh chụp màn hình)

 
Mỗi bát chè đều có phong cách trình bày và món ăn kèm khác nhau (Ảnh minh hoạ: QQ)
Mỗi bát chè đều có phong cách trình bày và món ăn kèm khác nhau (Ảnh minh hoạ: QQ)

 
Nhưng mục đích thì có lẽ không đổi (Ảnh minh hoạ: @vuhien.n​)
Nhưng mục đích thì có lẽ không đổi (Ảnh minh hoạ: @vuhien.n​)

>> Có thể bạn chưa biết: Sự thật việc ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch sẽ thoát ế

Ngày Lễ Thất Tịch trên thế giới

Không chỉ riêng ở Việt Nam, lễ Thất Tịch còn phổ biến với các nước trên thế giới. Đặc biệt là các nước phương Đông. Tại Trung Quốc, Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người dân. Người Trung Quốc còn gọi nó là lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau hàng năm.

 
Lễ Thất Tịch ở Trung Quốc (Ảnh: News)
Lễ Thất Tịch ở Trung Quốc (Ảnh: News)

Nhật Bản cũng có lễ hội Thất Tịch, kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang, được gọi là lễ Tanabata.

Chilseok là một lễ hội truyền thống của Hàn Quốc rơi vào mùng 7 tháng 7 âm lịch cũng bắt nguồn từ lễ hội Qixi ở Trung Quốc. Chilseok rơi vào khoảng thời gian khi thời tiết nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok.

 
Thất Tịch ở Hàn Quốc (Ảnh: Tour Gwangju)
Thất Tịch ở Hàn Quốc (Ảnh: Tour Gwangju)

>> Có thể bạn chưa biết: Thầy cô thức khuya nấu chè tú tài mong học sinh đỗ đạt cao

Mỗi Quốc gia có một hoạt động văn hóa không giống nhau nhưng mang một ý nghĩa đặc trưng. Đối với Việt Nam, Thất Tịch là ngày của tình yêu. Chè đậu đỏ là biểu tượng của lễ Thất Tịch. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không tự thưởng cho mình một bát chè đậu đỏ nhỉ?

Đón đọc các tin tức hấp dẫn tại YAN nhé!

Thông tin từ: Vietnamnet.vn

Dân mạng lại nhớ lời đồn ăn đậu đỏ có bồ năm nào, giờ họ ra sao?

Càng gần đến lễ Thất Tịch, cư dân mạng lại xôn xao về trào lưu ăn chè đậu đỏ có bồ. Thời gian này năm ngoái, chè đậu đỏ trở nên cháy hàng vì nhu cầu của giới trẻ, thậm chí trên các gian hàng bán chè online đều treo biển “hết hàng” đối với chè đậu đỏ. Không biết có hiệu nghiệm hay không nhưng có vẻ cộng đồng mạng rất tin tưởng trào lưu này.

Cùng xem chi tiết TẠI ĐÂY