"Tá hỏa" khi phát hiện những sai lầm trong chăm sóc trẻ sơ sinh trước giờ mẹ vẫn "tin sái cổ"

15:00 15/05/2018

Chăm sóc trẻ sơ sinh không đơn giản, và không phải ai cũng có thể hiểu biết tường tận mọi thứ, từ việc cho con bú, uống sữa, ăn dặm, quấn tã, vệ sinh… Đôi khi, chúng ta vẫn áp dụng những quan điểm lỗi thời, sai lầm mà không hề biết đến những nguy hại nó gây ra.

Lần đầu làm mẹ, ai cũng bỡ ngỡ, cũng lo lắng với trách nhiệm đang đặt nặng trên vai mình, vì vậy phần lớn các mẹ đều có xu hướng tích cực tìm hiểu, thu thập thông tin về cách chăm sóc, nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng hoàn toàn đúng, không phải kinh nghiệm nào cũng chuẩn. 

Việc tiếp nhận thông tin không qua chọn lọc, kiểm chứng đôi khi khiến mẹ vô tư áp dụng những sai lầm vào quá trình chăm con, để lại những kết quả không tích cực. Hãy cùng nhau "vạch trần" những quan điểm lỗi thời này để mọi người cùng tránh nhé.

1. Cho bé nằm than cùng mẹ


Cả mẹ và trẻ sơ sinh đều được khuyên không nên nằm than
Cả mẹ và trẻ sơ sinh đều được khuyên không nên nằm than

Người ta cho rằng, khi mới chào đời, trẻ luôn cần được giữ ấm để dần thích nghi với môi trường mới. Đảm bảo cho trẻ không bị lạnh là hoàn toàn đúng, nhưng có mẹ lại làm theo những kinh nghiệm dân gian, cho bé nằm sưởi than cùng với mình, điều này vô cùng nguy hại. Trong than có chứa những chất cực độc như khí cacbornic, ảnh hưởng trực tiếp tới đường hô hấp, vì vậy, với trẻ sơ sinh còn rất non nớt, việc làm ấy có thể gây ra tình trạng ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.


Có nhiều cách khác nhau để giúp trẻ giữ ấm nhé các mẹ.
Có nhiều cách khác nhau để giúp trẻ giữ ấm nhé các mẹ.

2. Rơ lưỡi bằng mật ong

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là kinh nghiệm dân gian được nhiều mẹ áp dụng để làm sạch miệng, trị tưa lưỡi cho bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong mật ong chứa độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium, một chất gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Đồng thời, chất này còn có thể làm trẻ rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, gây ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của trẻ. 

Ngoài ra, trên thị trường cũng có nhiều mật ong không nguyên chất,  được pha chế từ các loại hóa chất khác nhau, vậy nên tốt nhất mẹ không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cách này. Nếu cần rơ lưỡi cho bé, mẹ hãy dùng nước muối sinh lí với nồng độ phù hợp để đảm bảo an toàn.


Dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ là lựa chọn không an toàn
Dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ là lựa chọn không an toàn

3. Để nhiều người hôn bé

Hôn là một trong những cử chỉ thể hiện sự yêu mến, nhưng việc này có thể mang lại nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng kém, do đó những nụ hôn mang theo vi khuẩn sẽ là mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe. Rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong hoặc mang bệnh nặng vì nhiễm các loại virus gây bệnh từ nụ hôn của người lớn. Vì vậy, để đảm bảo cho con, cha mẹ cần hạn chế tuyệt đối việc này.


Nụ hôn có thể mang lại nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh
Nụ hôn có thể mang lại nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh

4. Cắt tóc máu

Nhiều mẹ muốn tóc con sau này được dài, dày, nên ngay khi con còn nhỏ đã vội vàng cắt tóc máu. Điều này khá nguy hiểm vì da đầu của trẻ sơ sinh lúc này còn rất mỏng, nếu không cẩn thận có thể gây trầy xước, tổn thương vùng đầu, thậm chí dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

5. Thoa phấn rôm quá nhiều trong mùa hè


Mặc dù phấn rôm có tác dụng tốt nhưng không nên thoa quá nhiều
Mặc dù phấn rôm có tác dụng tốt nhưng không nên thoa quá nhiều

Hầu như chúng ta đều nghĩ rằng thoa phấn rôm sẽ giúp trẻ không bị rôm sảy và làn da được khô thoáng hơn. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy, lạm dụng việc này quá mức, nhất là vào những ngày nắng nóng, mồ hôi ra hòa với phấn rôm sẽ gây bít lỗ chân lông, dẫn đến dị ứng, nổi mụn, mẩn đỏ, khiến trẻ càng thêm khó chịu.

6. Cho trẻ ăn dặm quá sớm, nêm mắm muối vào đồ ăn dặm


Chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé đủ khả năng thích nghi và tiêu hóa
Chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé đủ khả năng thích nghi và tiêu hóa

Trong 6 tháng đầu, thức ăn được ưu tiên dùng cho trẻ luôn là sữa mẹ. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu, cho bé ăn bột hay các loại thức ăn dặm quá sớm sẽ khiến con không hấp thụ được, thậm chí gây ra tình trạng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột,... Ngoài ra, việc nêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ sẽ ản hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của thận, là nguyên nhân của nhiều bệnh như huyết áp, tim mạch trong tương lai.

7. Thoa rượu giúp hạ sốt


Khi trẻ sốt cao hãy đưa tới bác sĩ
Khi trẻ sốt cao hãy đưa tới bác sĩ

Chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ rượu có tác dụng hạ sốt cho trẻ nhỏ. Việc thoa rượu vào da bé chỉ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, dị ứng hoặc tổn thương làn da mỏng manh của trẻ mà thôi.

8. Tránh ánh nắng mặt trời

Nhiều quan niệm cho rằng trẻ sơ sinh mắt còn yếu, không nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng trẻ dễ bị quáng mắt. Nhưng sự thật là, ánh sáng mặt trời làm tăng khả năng tổng hợp vitamin D cung cấp canxi cho trẻ. Ngoài ra khi không tiếp xúc với ánh sáng, mắt trẻ sẽ có ít cơ hội được nhìn thế giới bên ngoài, làm mất đi sự tinh nhạy. 


Trẻ cần được tắm nắng để bổ sung vitamin D
Trẻ cần được tắm nắng để bổ sung vitamin D

9. Cho bé ăn theo thời gian biểu

Rất nhiều bà mẹ bắt buộc cho con ăn theo một lịch trình nghiêm ngặt ngay từ khi mới lọt lòng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, trẻ tự biết được đói và no là như thế nào, và sẽ thể hiện khi có nhu cầu được ăn. Vì vậy, mẹ nên quên đi những “kỷ luật thép” về giờ giấc ăn uống của trẻ sơ sinh.

10. Băng kín rốn


Mẹ cần quấn tã dưới rốn để đảm bảo không bị nhiễm trùng rốn
Mẹ cần quấn tã dưới rốn để đảm bảo không bị nhiễm trùng rốn

Nhiều người nghĩ rằng băng kín giúp bảo vệ rốn, nhưng việc này lại tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi vi trùng gây nhiễm trùng và chậm rụng rốn. Bạn nên để hở sau khi chăm sóc rốn, quấn tã dưới rốn, chỉ phủ lớp áo mỏng lên để dễ quan sát, rốn sẽ mau khô, nhanh rụng, tránh được những bệnh viêm nhiễm nguy hiểm. 

11. Cho rằng tất cả trẻ sơ sinh bị vàng da là vàng da sinh lý và sẽ khỏi sau 1 tuần


Vàng da ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm để có biện pháp xử lí
Vàng da ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm để có biện pháp xử lí

Thực tế là, có đến 20 – 50% trẻ sau sinh có vàng da, nhưng vàng da sinh lý chỉ là một trong những nguyên nhân. Nhiều trường hợp trẻ vàng da rất sớm trong 1 – 2 ngày đầu, vàng da nặng lan tới bàn tay, bàn chân. Đây không phải là vàng da sinh lý, không thể tự khỏi được mà thậm chí có thể bị tử vong hay di chứng vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hàng ngày cần quan sát màu da trẻ dưới ánh sáng mặt trời để phát hiện vàng da.

12. Cho trẻ nằm sấp


Nằm sấp không an toàn cho trẻ sơ sinh
Nằm sấp không an toàn cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nằm sấp có nguy cơ bị ngạt và đột tử (hội chứng SIDS) rất cao,vì vậy tư thế nằm ngủ an toàn cho trẻ là ngửa hoặc nằm nghiêng. Bên cạnh đó, với tư thế nằm này, mẹ có thể dễ dàng quan sát những biểu hiện trên gương mặt bé để xem bé có biểu hiện gì khó chịu không, chân tay có bị vướng ở đâu để thay đổi kịp thời. 

Sự đa dạng của các nguồn thông tin đôi khi khiến mẹ bị quá tải, dẫn đến việc áp dụng những phương pháp sai lầm trong nuôi dạy con mà không hề hay biết. Hi vọng rằng sau bài biết này, các mẹ có thể loại bỏ dần những quan niệm lỗi thời và không khoa học ấy ra khỏi cuốn cẩm nang làm mẹ của mình nhé.

Ảnh: Internet