Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều có những phong tục khác nhau. Ngay cả trong chuyện cưới hỏi cũng có những tục lệ riêng với hy vọng mang lại may mắn cho hôn nhân, gia đình.
Ép khóc, cô dâu phải cạo trọc đầu,... là những phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới. Và không phải ai cũng biết hết ý nghĩa sâu xa của phong tục này đâu nhé!
Những phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới.
>>> Có thể bạn muốn đọc: Kì lạ với những phong tục cưới hỏi chẳng giống ai trên khắp thế giới
Cô dâu cạo trọc đầu
Lễ cưới của người Masai ở vùng Kenya có phần kỳ quặc nhưng lại là tục lệ không thể thiếu tại nơi đây. Trong lễ cưới, cô dâu sẽ cạo trọc đầu, sau đó bôi dầu ăn lên.
Phong tục này nhằm mong muốn cô dâu sẽ có một cuộc sống dư thừa của cải, gặp may mắn trong cuộc sống. Sau "thủ tục" đó, cô dâu sẽ rời đi theo chồng và không được ngoảnh đầu lại.
Cô dâu khi rời theo chồng sẽ không được ngoảnh đầu lại. (Ảnh minh họa: pinterest)
Cô dâu, chú rể không được rời khỏi nhà trong 3 ngày đêm
Một phong tục khác ở Tidon, Malaysia, một cặp vợ chồng sắp cưới sẽ không được phép rời khỏi nhà trong suốt 3 ngày 3 đêm. Một số hoạt động cá nhân cũng bị hạn chế. Cả 2 cũng thường phải cố gắng ăn uống ít lại để khỏi phải... đi vệ sinh nhiều.
Cô dâu, chú rể sẽ chịu sự giám sát của người thân trong gia đình để không "ăn gian". (Ảnh minh họa: pinterest)
Người dân ở đây quan niệm, nếu 1 trong 2 người rời đi trước 3 ngày thì đây là điểm không may và chỉ có vượt qua được phong tục này thì họ mới có cuộc sống hôn nhân bền chặt.
>>> Có thể đọc thêm: Đây chắc chắn là những tập tục hôn nhân kì dị nhất thế giới
Video xem thêm: Bối rối trước những phong tục “chăn gối” kì lạ nhất thế giới.
Cô dâu phải khóc trong lễ cưới
Theo phong tục của người Thổ Gia (Trung Quốc), trong lễ cưới, cô dâu phải khóc thật nhiều để thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn đối với cha mẹ. Tiếng khóc càng sầu thảm thì hôn nhân của họ càng hạnh phúc.
Để có thể khóc được trong lễ cưới, cô dâu phải... "tập khóc" trước lễ cưới 1 tháng. 10 ngày đầu tập khóc 1 tiếng, sau 10 ngày mẹ cô dâu sẽ tham gia khóc cùng và 10 ngày tiếp theo là khóc cùng bà ngoại.
Cô dâu sẽ phải tập khóc trước 1 tháng. (Ảnh minh họa: pinterest)
Đập bát đĩa để xua đuổi ma quỷ
Các cô dâu, chú rể ở Đức thường tổ chức "đêm đập phá" cùng khách mời vào buổi tối trước lễ cưới để xua đuổi ma quỷ. Họ sẽ đập các đồ gốm sứ như bát đĩa nhưng tuyệt đối không làm vỡ ly hay cốc thủy tinh.
Sau khi đập xong, cô dâu, chú rể sẽ cùng nhau dọn dẹp. Người Đức tin rằng, đập vỡ những món đồ đó sẽ giúp đôi vợ chồng chào đón một cuộc sống mới tốt lành và mang đến may mắn cho họ.
Cô dâu, chú rể sẽ hộ nhau dọn dẹp số bát đĩa bị vỡ. (Ảnh minh họa: pinterest)
Cô dâu, chú rể hôn những người còn độc thân
Ở Thụy Điển, trong lễ cưới, cô dâu sẽ được phép hôn các chàng trai trẻ chưa có vợ và chú rể cũng được phép làm thế với những cô gái chưa chồng. Đương nhiên là khi cô dâu, chú rể hôn những người đó thì đối phương sẽ phải tạm lánh mặt.
Cô dâu, chú rể được phép hôn người còn độc thân. (Ảnh minh họa: 2brides)
Xé rách váy cô dâu
Phong tục cưới hỏi ở Italy thời xưa cũng có phần kỳ lạ. Trong lễ cưới, các khách mời đến dự lễ cưới sẽ tham gia xé rách váy cưới của cô dâu để chúc phúc cho cặp đôi.
Tuy nhiên, đến ngày nay, phong tục này đã được điều chỉnh để phù hợp và lịch sự hơn. Một số gia đình thay vì xé rách váy cưới thì khách mời sẽ xé mạng che đầu của cô dâu. Ngoài ra, cô dâu, chú rể còn cùng nhau đập vỡ lọ hoa hoặc chai rượu và sau đó đếm số mảnh vụn. Họ quan niệm, số mảnh vụn càng nhiều thì phúc càng dày.
Cô dâu hiện nay chỉ bị xé mạng che đầu. (Ảnh minh họa: pinterest)
>>> Có thể bạn muốn đọc: Hãi hùng với tục bó đầu kéo giãn hộp sọ: Đầu càng biến dạng lại càng được khen xinh đẹp giỏi giang!
Dù có phần kỳ lạ nhưng những phong tục nói trên cũng đều hướng đến việc muốn chúc phúc cho cô dâu, chú rể. Bạn thấy ấn tượng với phong tục nào ở trên? Chia sẻ với YAN nhé!
Những phong tục cưới nói trên chắc hẳn chưa đủ độ khó bằng việc được người yêu cũ mời đi dự đám cưới. Khi được người cũ mời, các bạn trẻ sẽ vừa phải đắn đo xem có nên đi dự hay không.
Bạn M.M cũng có nỗi đắn đo tương tự khi được người cũ mời đám cưới chỉ sau chia tay 3 tháng. Chia sẻ với Cộng đồng Oh!man, bạn M.M hỏi:
"Mình và người yêu chia tay cách đây 3 tháng, mới hôm trước anh ta gửi thiệp mời đám cưới cho mình, theo mọi người mình có nên đi không?...>>> XEM TIẾP CÂU TRẢ LỜI