Theo Thông tư 65/2020/TT-BCA, từ hôm nay (ngày 5/8), Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ được phép xử phạt các hành vi vi phạm dựa vào các thông tin, hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng hay mạng xã hội.
Bên cạnh đó, các hành vi cắt ghép, dàn dựng sai thông tin cũng được xử lý. Người cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về độ chính xác của thông tin.
1 trường hợp bốc đầu xe máy được đăng tải trên MXH được xử lý vào giữa tháng 5. (Ảnh: Công an cung cấp)
>>> Đọc ngay: Phạt đến 20 triệu đồng nếu tự ý đăng ảnh người khác lên mạng xã hội
Xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông qua hình ảnh
Theo Thông tư 65, CSGT được phép tiến hành xử phạt đối với các hình ảnh, thông tin được cung cấp do các tổ chức, cá nhân được ghi lại bằng các phương tiện kỹ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng, MXH. So với trước đây, Thông tư 65 đã thêm MXH làm căn cứ xử phạt.
Theo thông tin từ Zing, Phó trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội - thiếu tá Đào Việt Long cho biết, Thông tư 65/2020 chính là hành lang pháp lý để lực lượng CSGT có thể căn cứ vào các hình ảnh vi phạm trên MXH để xử phạt.
Ban giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng trang tương tác của người dân đối với lực lượng CSGT. Qua đó, CSGT đã nhận được nhiều hình ảnh, clip vi phạm. CSGT thành phố cũng tiến hành triển khai thí điểm xử lý một số hành vi gây nguy cơ cao dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông như: Lạng lách, đánh võng; đi vào làn đường, phần đường sai quy định…
Theo Thiếu tá Đào Việt Long, khi Thông tư 65/2020 có hiệu lực thì "lực lượng CSGT sẽ có những hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về việc xử phạt qua nguồn tin này".
Thiếu tá Đào Việt Long, Phó trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội. (Ảnh: Zing)
>>> Đừng bỏ lỡ: Nhiều người cuống cuồng vì bị xử phạt lỗi không có bảo hiểm xe máy
Người cung cấp hình ảnh, thông tin vi phạm phải chịu trách nhiệm về độ xác thực
Bên cạnh đó, đối với những thông tin, hình ảnh không chính xác, CSGT sẽ trưng cầu giám định thông tin, hình ảnh để xác thực. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân có liên quan, bao gồm cả những tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, hình ảnh.
Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin đã cung cấp. Trường hợp thông tin, hình ảnh đó bị chỉnh sửa, làm giả, vụ việc sẽ được cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Thiếu tá Long cũng cho hay: "Trước đây chúng tôi đã phát hiện có trường hợp dàn dựng, cắt ghép clip với động cơ khác. Cơ quan điều tra sau đó đã xử lý các trường hợp này".
Đơn vị CSGT cấp huyện trở lên có nhiệm vụ tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin được người dân cung cấp. (Ảnh: Zing)
Ngoài ra, theo Thông tư 65, các đơn vị CSGT từ cấp huyện trở đi cũng phải trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận những thông tin, hình ảnh vi phạm. Các thông tin, hình ảnh đó phải đảm bảo mật họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của người cung cấp thông tin, hình ảnh.
Việc thực hiện Thông tư 65 cũng gặp một số nhức nhối như tình trạng phương tiện vi phạm chưa có biển số, chưa được sang tên đổi chủ,... "Có trường hợp khi chúng tôi tiếp nhận hình ảnh vi phạm, khi kiểm tra biển số xe thì không đúng với phương tiện đó, gây khó khăn cho việc xử phạt", lãnh đạo Phòng CSGT Công an Hà Nội cho hay.
>>> Đọc thêm: Muôn vàn cách đối phó trong đợt tổng kiểm soát của CSGT toàn quốc
Thông tư 65/2020 về việc xử lý các vi phạm qua hình ảnh được cung cấp trên MXH sẽ góp phần giúp cho các đơn vị CSGT có thể kiểm soát được các trường hợp vi phạm.
Khi bị CSGT yêu cầu dừng lại, có rất nhiều trường hợp khi vi phạm giao thông đã có ý định bỏ chạy nhằm trốn phạt. Đặc biệt là trong những ngày CSGT ra quân vừa qua. Trên Cộng đồng Oh!man, một member thông tin:
"Trung tá Trịnh Tiến Thành, Phó đội CSGT số 1 cho biết trong sáng nay, những trường hợp vi phạm chủ yếu là không đội mũ bảo hiểm, không mang giấy tờ xe, bằng lái xe...
Trong khoảng 2 giờ, rất nhiều trường hợp quay đầu bỏ chạy khi thấy cảnh sát... >>> XEM TIẾP