Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế nghị định 46 năm 2016). Đáng chú ý là việc nếu người đi xe đạp có nồng độ cồn vượt mức cho phép, dừng xe đột ngột, chuyển hướng không có báo hiệu trước cũng sẽ bị phạt.
Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng đã quy định rất rõ các hình thức xử phạt khi người điều khiển xe đạp vi phạm luật giao thông. (Ảnh minh họa: PLO)
>> Xem thêm: Lỗi vi phạm giao thông được nộp phạt trực tiếp, không lập biên bản
Người đi xe đạp bị phạt 80-100 nghìn đồng nếu vi phạm các hành vi này
Được biết, Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm 5 chương và 86 Điều. Tại điều số 8 đã quy định rất rõ về các mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông là xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển các phương tiện thô sơ khác khi vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể, xử phạt từ 80-100 nghìn đồng nếu như người điều khiển các phương tiện giao thông kể trên vi phạm một trong cách hành vi sau đây:
Dừng xe đột ngột, chuyển hướng không báo hiệu trước.
Vượt bên phải trong trường hợp không được phép.
Điều khiển xe đạp, xe đạp máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên.
Điều khiển xe đạp dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên sẽ bị phạt 80-100 nghìn đồng. (Ảnh: Giaothonghanoi)
Không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng phần đường quy định. Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.
Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.
Sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe máy có sử dụng ô (dù).
Đã uống rượu, đi xe đạp cũng bị phạt
Cũng theo nghị định này, người đi xe đạp, xe đạp điện khi lái xe có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt từ 80-100 nghìn đồng.
Đi xe đạp uống rượu, bia sẽ bị phạt tới 600 nghìn đồng. (Ảnh minh họa: Thethao247)
Nếu như mức độ cồn của người đi xe đạp, xe đạp điện khi lái xe vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 200-300 nghìn đồng; phạt 400-600 nghìn đồng nếu như nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt 0,4 miligam/1 lít khí thở.
>> Đừng bỏ lỡ: Từ 1/1/2020, đi xe đạp uống rượu bia sẽ bị phạt tới 600.000 đồng
Người điều khiển ô tô còn bị phạt nặng hơn nhiều lần
Ngoài các nội dung kể trên, nghị định 100/2019 quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông. Đáng chú ý, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở) bị phạt 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy có nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ bị phạt từ 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Vừa nghe điện thoại vừa lái xe sẽ bị phạt rất nặng. (Ảnh minh họa: Tapchigiaothong)
Ngoài ra, nghị định cũng điều chỉnh mức xử phạt tăng nặng với các hành vi như đi không đúng phần đường, chạy quá tốc độ, đi xe ngược chiều…. Được biết, nghị định này đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020.
>> Có thể bạn quan tâm: Lái xe bẩn ra đường, bạn có thể bị phạt tiền đến 1 triệu đồng
Hàng loạt chính sách pháp luật mới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020
Nhiều luật, quy định mới chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020. Có thể kể đến một vào chính sách pháp luật như sau:
Cấm điều khiển mô tô, xe gắn máy khi đã uống rượu bia
Vào ngày 14/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019. Trong đó, đáng chú ý, tại khoản 6 Điều 5 đã quy định về việc cấm điều khiển các phương tiện giao thông khi có rượu, bia. Ngoài ra, Luật này cũng đưa ra quy định cơ sở bán, rượu, bia phải dán thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi và nhiều quy định khác.
Phạm nhân là người đồng tính có thể được giam giữ riêng
Tại khoản 3, điều 30, Luật thi hành án hình sự 2019 đã quy định rõ: “Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng”.
Không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ
Luật chăn nuôi năm 2018 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Trong đó, đáng chú ý đó là những quy định mới liên quan đến đối xử nhân đạo với vật nuôi.
>> Xem thêm TẠI ĐÂY!