Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Michigan thông báo họ đã gần như loại trừ thành công toàn bộ số lượng muỗi vằn mang dịch bệnh ở hai hòn đảo của Trung Quốc bằng cách sử dụng một công nghệ mới đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Muỗi vằn là loài có nguồn gốc từ Đông Nam Á, mang virus sốt xuất huyết.
Trong cuộc thí nghiệm nói trên, các nhà khoa học nuôi trong phòng thí nghiệm hàng triệu ấu trùng của loài muỗi vằn chuyên hút máu người và làm lây lan những căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết hay virus Zika. Khi ấu trùng nở thành muỗi, họ nhốt riêng những con đực và khử trùng chúng bằng tia phóng xạ.
>>> Đáng quan tâm: Những thức ăn khiến bạn dễ bị… muỗi chích
Sau đó, họ xịt vào những con muỗi đực này một loại vi khuẩn có chức năng ức chế khả năng phát triển của virus gây bệnh sốt xuất huyết, có tên vi khuẩn bỏng ngô (Wolbachia). Khi những con muỗi cái không mang vi khuẩn bỏng ngô kết đôi với những con đực này, chúng sẽ đẻ ra những con muỗi con không thể sống được.
Những con muỗi đực được nuôi trong phòng thí nghiệm.
Chúng được cấy vi khuẩn có khả năng ức chế virus gây bệnh ở muỗi.
Trong vòng 2 năm, các nhà khoa học đem những con muỗi đực mang vi khuẩn bỏng ngô đến hai hòn đảo nhỏ nằm gần thành phố Quảng Châu và thả chúng ra ngoài tự nhiên. Đây là những nơi mà bệnh dịch sốt xuất huyết vẫn hoành hành trong nhiều năm qua vì điều kiện tự nhiên thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi nảy nở.
Kết quả cho thấy số lượng muỗi vằn mang dịch bệnh bị giảm xuống 83-94%. Thậm chí có tuần, người ta không tìm thấy bóng dáng một con muỗi mang bệnh nào ở đây. Cuộc thí nghiệm đã đem đến kết quả thành công ngoài mong đợi, không hề thua kém với các phương pháp xịt thuốc diệt muỗi.
>>> Bạn biết chưa: 6 mẹo trị vết muỗi đốt bằng gia vị trong bếp giữa mùa sốt xuất huyết căng thẳng
Những con muỗi đực được thả ra ngoài tự nhiên.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này đó là người ta phải thả muỗi mang vi khuẩn bỏng ngô liên tục ra ngoài tự nhiên, hết đợt này đến đợt khác, nếu không ấu trùng muỗi lại tiếp tục nở ra những con muỗi mang bệnh và chúng lại tiếp tục sinh sôi nảy nở tràn lan. Mỗi tuần, các nhà khoa học thả ra khoảng 4 triệu con muỗi mang từ phòng thí nghiệm. Và sau 2 năm, số lượng muỗi được thả ra là khoảng 200 triệu con.
Tất nhiên chừng ấy là chưa đủ, trong khi phương pháp cấy vi khuẩn cho muỗi trong phòng thí nghiệm lại vô cùng tốn kém, và người ta cũng mất nhiều thời gian để kiểm tra và theo dõi số lượng muỗi trong tự nhiên. Và với những vùng đất, những khu vực dân cư đông đúc hơn và rộng hơn thì sẽ càng tốn kém hơn nữa.
Các nhà khoa học đang làm việc tại phòng thí nghiệm nuôi muỗi.
Đây là phương pháp hiệu quả nhưng lại vô cùng tốn kém.
Hy vọng rằng trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học sẽ tìm ra được phương pháp diệt trừ tận gốc những loài sinh vật gây bệnh như muỗi vằn, hay ít nhất sẽ tìm ra cách làm hiệu quả mà ít tốn kém, để đem đến hy vọng sẽ chấm dứt những căn bệnh dịch nguy hiểm do muỗi gây ra.
>>> Kì lạ: Muỗi dường như "mất tích" tại một ngôi làng suốt trăm năm qua
Đừng quên theo dõi YAN để đón đọc những tin tức mới nhất về khoa học nhé.
(Ảnh: Daily Mail)
Những cách đuổi muỗi hiệu quả vào mùa nắng nóng:
- Dùng giấy bóng kính màu cam để bọc hoặc đặt lên trên bóng đèn
- Đặt chậu cây bạc hà trong phòng
- Đốt cháy vỏ cam, quýt khô cho khói lan khắp phòng
- Nhỏ vài giọt dầu gió lên nhang muỗi
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY