Triệu chứng ban đầu là sưng hàm nhưng bé gái lại nhiễm khuẩn Whitmore

12:15 14/10/2019

Hiện nay, tình trạng người mắc phải căn bệnh Whitmore dường như đã gia tăng ở một số tỉnh của Việt Nam. Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rất có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Phát hiện 2 ca nhiễm vi khuẩn Whitmore ở Bình Định

Vào ngày 13/10 vừa qua, bác sĩ Vũ Bá Toản - phó giám đốc Bệnh viện Phong - Da Liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định) đã chia sẻ thông tin với truyền thông là đang điều trị một ca nhiễm khuẩn Whitmore. Theo như thông tin mà bác sĩ Bá Toản cung cấp thì đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhi này vào ngày 3/10.

 
Bệnh nhân nhi P.B.T.N (5 tuổi, Tây Sơn, Bình Định) bị nhiễm khuẩn Whitmore (Ảnh: Thái Thịnh)
Bệnh nhân nhi P.B.T.N (5 tuổi, Tây Sơn, Bình Định) bị nhiễm khuẩn Whitmore (Ảnh: Thái Thịnh)

Cô bé P.B.T.N (5 tuổi, ngụ Bình Tường, Tây Sơn, Bình Định) khi được nhập viện đã có những biểu hiện khác thường như sưng dưới góc hàm trái, sốt đã lâu, gần đây nổi hạch góc hàm trái và vào viện điều trị. Sau khi thăm khám và điều trị thì kết quả chẩn đoán của ca bệnh này là do viêm tuyến nước bọt mang tai trái do nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei (Whitmore).

>>> Xem thêm: Những căn bệnh lạ nguy hiểm lần đầu xuất hiện ở Việt Nam

Đối với trường hợp nhiễm khuẩn Whitmore này, bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa đã nhanh chóng gửi báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế). 

Thêm vào đó, cũng có 1 trường hợp của một bệnh nhân khác nhiễm khuẩn Burkholderia Pseudomallei hiện đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Bác sĩ Hồ Việt Mỹ - giám đốc bệnh viện này cho hay, nữ bệnh nhân N.T.N. (29 tuổi, ở Sông Cầu, Phú Yên) đã từng có tiền sử đái tháo đường tuýp 1, được phát hiện và điều trị cách đây 1 năm.

 
Bé gái bị áp-xe tuyến mang tai trái, nghi ngờ là do loại vi khuẩn ăn thịt người gây nên (Ảnh: D.T)
Bé gái bị áp-xe tuyến mang tai trái, nghi ngờ là do loại vi khuẩn ăn thịt người gây nên (Ảnh: D.T)

Trường hợp của bệnh nhân nữ này được phát hiện cách nay là 15 ngày. Những triệu chứng xuất hiện như sưng đau, nóng, đỏ vùng cổ trái, mệt mỏi, ớn lạnh lúc về chiều. Trong ngày được đưa đến bệnh viện, nữ bệnh nhân này có tình trạng sốt khá cao, vùng cổ trái đau rất nhiều.

Sau nhiều ngày theo dõi và điều trị thì tình trạng của 2 bệnh nhân này đang hồi phục. Các triệu chứng sốt cao điều đã không còn nữa. Nhưng vẫn cần được theo dõi thêm một thời gian.

Thông tin về căn bệnh Whitmore

Whitmore không phải căn bệnh mới xuất hiện lần đầu, mà nó đã có mặt trên thế giới từ năm 1911, và đổ bộ vào Việt Nam từ năm 1936. Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính khá là nguy hiểm do loại vi khuẩn có tên là Burkholderia pseudomallei gây nên. 

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì loại vi khuẩn này có trong bùn, đất. Đường lây nhiễm chủ yếu của căn bệnh này là do vùng da bị tổn thương phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các loại hạt bụi đất chứa loại vi khuẩn Burkholderia pseudomallei này.

 
Whitmore được xem là căn bệnh khá nguy hiểm trong thời gian gần đây vì tỷ lệ tử vong khá cao (Ảnh minh họa: Facebook)
Whitmore được xem là căn bệnh khá nguy hiểm trong thời gian gần đây vì tỷ lệ tử vong khá cao (Ảnh minh họa: Facebook)

Hiện tại, căn bệnh này vẫn chưa có vắc xin để phòng bệnh. Whitmore một khi đã khởi phát thì diễn biến căn bệnh rất nhanh. Nếu như bệnh nhân không được chữa trị kịp thời thì rất có thể sẽ bị cướp đi mạng sống trong vòng 48 giờ. 

Ngoài ra, Whitmore khá khó để chẩn đoán, nên rất dễ bị chẩn đoán nhầm bệnh như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, nhiễm khuẩn da mô mềm, viêm phổi,...

>>> Xem thêm: Vi khuẩn ăn thịt người tấn công thanh niên vì thói quen đi chân đất

Cách phòng bệnh Whitmore

Để có thể hạn chế trường hợp nhiễm bệnh Whimore, các chuyên gia đã đưa ra một số cách phòng bệnh khá hữu hiệu như sau: 

- Đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời thì nên sử dụng giày, dép, đồ bảo hộ lao động để có thể tránh tiếp xúc với đất, nước bẩn. 

- Những nơi bị ô nhiễm nặng thì tuyệt nhiên không nên tiếp xúc.

 
Hạn chế dùng tay - chân trực tiếp với đất vì rất dễ bị nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei (Ảnh minh họa: Facebook)
Hạn chế dùng tay - chân trực tiếp với đất vì rất dễ bị nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei (Ảnh minh họa: Facebook)

- Một số người hiện đang bị các căn bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch thì cần dược chăm sóc và bảo vệ các tổn thương để kịp thời ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn.

- Khi trên người đang có vết lở loét, vết bỏng thì cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị nhiễm cao. Nếu như, trong điều kiện bắt buộc phải tiếp xúc thì nên sử dụng các loại bông - băng để chống thấm. Sau đó, rửa lại vết thương một cách kỹ lưỡng để đảm bảo vệ sinh.

- Cần đến các cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để khám và xét nghiệm kịp thời khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh Whitmore.

>>> Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm: Thêm 4 người mắc bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore là căn bệnh được cho là "bị lãng quên" trong nhiều năm. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, số người nhiễm bệnh Whitmore dường như đang có chiều hướng tăng dần. Vậy nên, mọi người cần nắm bắt các kiến thức về căn bệnh này và học cách phòng ngừa Whitmore để cơ thể và người thân trong gia đình không bị tổn hại sức khỏe do loại vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. 

Cùng cập nhật những thông tin mới nhất trên YAN nhé!

Vì sao bệnh Whitmore tái bùng phát?

Theo như thống kê của bệnh viện Bạch Mai trong tháng 8 vừa qua đã tiếp nhận 12 ca mắc bệnh Whitmore (còn được gọi là vi khuẩn ăn thịt người). Trong đó có 4 ca vì phát hiện trễ nên không cứu chữa kịp thời, bệnh nhân đã thiệt mạng. Được biết, Whitmore là căn bệnh mãn tính có tỷ lệ tử vong khá cao, lên tới 40%.

Dù xuất hiện trên thế giới đã lâu, nhưng Whitmore bị "lãng quên". Thế nhưng, trong những năm trở lại đây thì căn bệnh này lại tái xuất và hoành hành ở nhiều quốc gia. Whitmore được xem là 1 trong những căn bệnh đáng sợ nhất từ trước đến nay.

Xem thêm: TẠI ĐÂY