Hàng không "từ chối" phục vụ trẻ em mùa dịch vì điều kiện đặc biệt

15:10 15/10/2021

Sau nới lỏng giãn cách xã hội, đường hàng không đã hoạt động trở lại với một vài chuyến bay thương mại trong khuôn khổ phòng dịch. Nhu cầu hành khách đi từ TP.HCM về các địa phương khác tăng vọt, ngay sau khi các tỉnh bãi bỏ quy định cách ly tập trung. Tuy nhiên, nhiều người có con nhỏ, muốn về quê bằng máy bay thì lại "lực bất tòng tâm".

 
Tàu hỏa, xe khách liên tỉnh chấp nhận cho trẻ em di chuyển nếu có người thân đi kèm. (Ảnh Sài Gòn Giải Phóng)
Tàu hỏa, xe khách liên tỉnh chấp nhận cho trẻ em di chuyển nếu có người thân đi kèm. (Ảnh Sài Gòn Giải Phóng)

Ngành hàng không "từ chối" hành khách là trẻ em

Thông tin từ Thanh Niên, đại diện các hãng hàng không cho biết, chỉ có vài trẻ em thuộc trường hợp đặc biệt mới được bay. Cụ thể, theo quy định hiện hành, chỉ những trẻ em đã mắc Covid-19 khỏi bệnh dưới 180 ngày và có giấy xét nghiệm âm tính thì mới đủ điều kiện bay. Trong khi đó, hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô hoặc tàu hỏa đã "mở cửa" cho trẻ em, với điều kiện có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi lên xe (có người thân đi kèm) và tuân thủ đầy đủ 5K.

 
Quảng Bình đón thai phụ, trẻ em về địa phương bằng máy bay. (Ảnh: VOV)
Quảng Bình đón thai phụ, trẻ em về địa phương bằng máy bay. (Ảnh: VOV)

Như vậy, nếu muốn di chuyển từ thành phố về quê hoặc ngược lại, trẻ em đành phải đi xe khách, tàu hỏa. Tuy nhiên, trên thực tế, máy bay là phương tiện an toàn nhất mùa dịch khi sở hữu hệ thống màng lọc khí HEPA và thường xuyên được vệ sinh kỹ lưỡng. Được biết, màng lọc này hoạt động tương tự như hệ thống làm sạch không khí trong phòng phẫu thuật, giúp nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm hạ xuống mức thấp nhất có thể. Đáng chú ý, chính Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã khẳng định việc trang bị hệ thống màng lọc HEPA trên tàu bay thương mại sẽ giúp giảm tối thiểu sự lan truyền vi sinh vật và khử trùng các phần tử ô nhiễm.

Anh H.T.N chia sẻ với chúng tôi: "Mình ở Hà Nội, con gái thì đang trong TP.HCM, nó mới 5 tuổi, theo mẹ vào nhà dì chơi. Bây giờ, vợ có thể về bằng máy bay nhưng con thì không, đi tàu hỏa hay xe khách thì lại chẳng an tâm". Chung hoàn cảnh như anh N., các bậc phụ huynh khác muốn đưa con về quê hoặc trở lại thành phố cũng rất đắn đo vì đi xe khách hay tàu hỏa thì nguy hiểm còn máy bay lại không phục vụ trẻ em.


Trẻ em được tiêm chủng bằng loại vaccine tốt nhất thế giới.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng thuộc Đại học Y Dược TP.HCM đã chia sẻ một số thông tin quan trọng. Cụ thể, ông cho biết theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ nhiễm Covid-19 ở trẻ em thấp hơn so với người lớn, đặc biệt là trước biến chủng Delta.

"Nguy cơ không qua khỏi do Covid-19 ở trẻ em thấp hơn so tai nạn giao thông. Chưa kể, nếu đi phương tiện giao thông chung thì có lẽ trên khoang máy bay là an toàn nhất vì có hệ thống lọc. Đi tàu hỏa và xe khách không gian rủi ro cao hơn, thời gian di chuyển lâu hơn, khả năng lây nhiễm bệnh lớn hơn mà trẻ em được đi, trong khi hàng không an toàn hơn lại không cho trẻ em bay, điều này quá bất hợp lý" - vị Phó Giáo sư, tiến sĩ này cho biết.

>>> Đừng bỏ lỡ: Tin đáng mừng: Sắp có vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi

Khi nào trẻ em Việt Nam mới được tiêm vaccine ngừa Covid-19

Báo Tuổi Trẻ đăng tải, chiều ngày 14/10, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm chủng mũi 1 từ tháng 10/2021 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi. 

Trong chiều ngày 15/10, Sở Y tế TP.HCM sẽ chủ trì và triển khai họp cùng các sở, ban ngành nhằm thảo luận về vấn đề tiêm vaccine cho học sinh. Tuy nhiên, theo dự kiến trước đó thì có thể vào ngày 25/10, địa phương này sẽ triển khai tiêm chủng cho khoảng 700.000 trẻ em ở độ tuổi từ 12 đến 17. Nếu theo đúng dự kiến và đủ vaccine phê duyệt, TP.HCM sẽ triển khai tiêm chủng nhanh chóng, có thể hoàn thành mũi 1 trong 1 tuần.

 
TP.HCM sẽ sớm triển khai phương án tiêm vaccine cho trẻ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
TP.HCM sẽ sớm triển khai phương án tiêm vaccine cho trẻ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

"Trẻ nhóm tuổi này khá nhạy cảm, do đó cần phải tổ chức tiêm chủng thận trọng, không cần quá nhanh như người lớn. Quy trình tiêm chủng cần phải được chuẩn bị, tập huấn kỹ càng tất cả các khâu để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình tiêm" - báo Tuổi Trẻ dẫn lời của vị đại diện.

>>> Đừng quên: Cặp vợ chồng F0 đi họp phụ huynh cho con, gần 2.000 người là F1, F2

Trẻ em được tiêm chủng sẽ giúp nhẹ gánh lo đối với các bậc phụ huynh. Mong rằng trong thời gian tới sẽ có phương án phù hợp, nhằm giải quyết vấn đề di chuyển cho đối tượng dưới 18 tuổi.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ AN TOÀN CHO TRẺ ĐẾN TRƯỜNG THẾ NÀO?

Ngoài vấn đề di chuyển hay tiêm chủng thì việc cho trẻ trở lại trường học cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, nhiều bậc phụ huynh cho biết vẫn còn khá lo lắng nếu con cái đi học trở lại, do nhiều khu vực chưa dập dịch hoàn toàn. Trên thực tế, chưa có kế hoạch cụ thể cho vấn đề này. 

Tuy nhiên, chia sẻ với Tuổi Trẻ, hiệu trưởng tại một trường THPT thuộc quận Bình Tân cho biết: "Chúng tôi có giải thích rằng các cơ quan cho khử khuẩn nghiêm ngặt, nhưng tâm lý lo lắng của phụ huynh là khó tránh khỏi. Hiện nay, theo một cuộc khảo sát nhanh, có đến gần 70% phụ huynh muốn cho con học online đến hết học kỳ 1 hoặc tới khi các em đã được tiêm vắc xin đầy đủ".

Xem thêm tại đây!