Hơn 10 năm "nằm im", TP.HCM khởi động quy hoạch không gian mới

11:00 23/10/2021

Vừa qua, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM đã lấy ý kiến về vấn đề quy chế quản lý kiến trúc trong địa bàn thành phố, đặc biệt là quy hoạch "không gian ngầm".

Thông tin từ Thanh Niên, Sở QH-KT TP.HCM sẽ xây dựng quanh khu vực công viên Mê Linh, đường Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng ở quận 1. Theo đó, công trình này sẽ chuyển đổi thành không gian ngầm, phục vụ nhu cầu đi lại, mua sắm và giải trí cho bà con trên địa bàn thành phố.

 
Tầng hầm ga Bason, một trong những điểm quan trọng của hệ thống quy hoạch. (Ảnh: Thanh Niên)
Tầng hầm ga Bason, một trong những điểm quan trọng của hệ thống quy hoạch. (Ảnh: Thanh Niên)

Theo kế hoạch, khu trung tâm bao gồm quận 1, quận 3, quận 4 và quận Bình Thạnh với quy mô khoảng 930ha sẽ được phát triển không gian ngầm (dưới lòng đất) ở đường Nguyễn Huệ với nhiều tầng khác nhau. Cụ thể:

Tầng 1: Tạo hành lang cho người đi bộ kết nối các khu vực lân cận như Nhà hát Thành phố, khu công viên dọc sông Sài Gòn. Đặc biệt, tại các nút giao của khu vực sẽ có quảng trường, ki ốt, cầu thang để bà con di chuyển đến trung tâm thương mại ngầm.

Tầng 2 và 3: Làm bãi giữ xe, tiết kiệm không gian cho các điểm vui chơi, giải trí, mua sắm.

Song song đó, khu vực công trường Mê Linh sẽ xây dựng thêm vườn trũng tầng ngầm, xung quanh có quán cà phê, nhà hàng,... Vườn trũng sẽ kết nối bãi đậu xe ở Tôn Đức Thắng (dự kiến sức chứa lên tới 300 ô tô). Khu vực này cũng là điểm kết nối các công trình ngầm trong tương lai. Khu vực giữa công trường Mê Linh và sông Sài Gòn sẽ có 3 trạm xe bus gồm trạm LRT và trạm taxi thủy kết nối người đi bộ giữa các trạm với vườn trũng.

 
Khu vực bến Bạch Đằng, đường Tôn Đức Thắng. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Khu vực bến Bạch Đằng, đường Tôn Đức Thắng. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

"Không gian ngầm không chỉ đơn thuần là đường kết nối Metro, kết nối giao thông công cộng mà còn phục vụ đa dạng nhu cầu giải trí của người dân thông qua việc tổ chức, phát triển các dịch vụ thương mại, khu sinh hoạt cộng đồng… giống như một khu đô thị dưới lòng đất" - đại diện Sở QH-KT TP.HCM chia sẻ.

Hiện tại, TP.HCM cũng đang xây dựng, chuẩn bị đưa vào sử dụng tuyến Metro số 1 và đầu tư các tuyến còn lại. Hệ thống Metro là "mắt xích" tiên quyết trong việc khai thác hiệu quả không gian ngầm trong tương lai.

Vào đầu tháng 5/2021, UBND TP.HCM cho phép mở một đoạn đường Lê Lợi, điểm nối với khu phố đi bộ Nguyễn Huệ. Sau khoảng thời gian dài thi công, bít kín tôn xanh chắn lối, hình ảnh con đường mở ra vừa rộng vừa đẹp khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Nhiều bạn trẻ tranh thủ ra khu vực này để vui chơi, các cô chú lớn tuổi cũng tận dụng thời gian để nhìn ngắm con đường sau nhiều tháng bị "bao bọc" bởi các tấm ván xanh. Đáng chú ý, rất nhiều người mong chờ các công trình của thành phố sẽ sớm được hoàn thành. 

 
Khu vực đường Lê Lợi thoáng rộng sau khi gỡ bỏ lô cốt. 
Khu vực đường Lê Lợi thoáng rộng sau khi gỡ bỏ lô cốt. 

Thông tin từ VnExpress, vào năm 2012, UBND TP.HCM đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị khu trung tâm hiện hữu thành phố có diện tích 930ha. Trong đó bao gồm: không gian ngầm dưới đường Lê Lợi, giữa ga Bến Thành và ga Nhà hát thành phố; đường Nguyễn Huệ, giữa ga Nhà hát thành phố và đường Tôn Đức Thắng; không gian ngầm dưới ga Bến Thành của Metro số 1; không gian ngầm dưới Công viên 23/9... Mục đích ban đầu là phát triển kinh tế và giảm áp lực kẹt xe.

Thông tin về dự án quy hoạch không gian ngầm tại trung tâm TP.HCM khiến nhiều người phấn khởi. Trong vấn đề này, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

CẬN CẢNH NHÀ GA BẾN THÀNH CỰC BỀ THẾ LÀM DÂN TÌNH NGỠ NGÀNG

Sau thời gian dài thi công, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã gần như được hoàn thiện. Tuy chưa được đưa vào sử dụng nhưng đến nay, nhà ga này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chú ý từ bà con.

Trong tháng 3/2021, lãnh đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh (MAUR) cũng đã có buổi làm việc tại đây. Qua đó kiểm tra tiến độ công trường ga Bến Thành, hầm đào Lê Lợi cùng các hạng mục khác nhau như lắp đặt cơ điện, thi công các kỹ thuật, trạm biến áp, ke ga...

Theo bản thiết kế, nhà ga trung tâm Bến Thành được thiết kế ngầm, gồm 4 tầng, chiều dài 236 mét, rộng 60 mét và độ sâu khoảng 32 mét. Để hỗ trợ khách hàng, nhà ga sẽ có phòng hướng dẫn thông tin riêng. Ngoài ra còn có sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động...

Xem thêm tại đây!