TP.HCM siết chặt phương án chống dịch khi F0 tăng

10:05 09/11/2021

Ca nhiễm Covid-19 bất ngờ tăng trở lại, xuất hiện nhiều ổ dịch, một số quận (huyện) chuyển từ vùng xanh sang vùng vàng,... chính là vấn đề của TP.HCM trong thời điểm hiện tại.


Công tác điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. (Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM)
Công tác điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. (Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM)

Cụ thể, thông tin từ Thanh Niên, thông qua xét nghiệm nhanh và PCR, trong khoảng thời gian từ ngày 23/10 đến 7/11, quận 12 phát hiện 8.000 F0. Tại huyện Cần Giờ, từ ngày 1/10 đến 6/11, cơ quan chức năng ghi nhận 359 ca mắc mới,... Ngoại trừ huyện Cần Giờ và quận 12 thì huyện Bình Chánh hay Hóc Môn, Nhà Bè cũng có số ca nhiễm Covid-19 tăng trong thời gian gần đây. Trong đó, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ đang có nguy cơ cao.

Nhằm khắc phục vấn đề, đảm bảo sự an toàn cho bà con, TP.HCM sẽ thay đổi một số phương án chống dịch bao gồm kiểm tra việc cấp phát thuốc, lấy mẫu xét nghiệm tương ứng cấp độ dịch và củng cố các đội phản ứng nhanh.

Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo giám đốc các trung tâm y tế các quận, huyện và TP. Thủ Đức chịu trách nhiệm cấp phát thuốc A,B và C cho F0 tại nhà. Vấn đề này sẽ được Sở Y tế kiểm tra thực tế. Song song đó, Sở cũng bổ sung danh sách đội tình nguyện viên chăm sóc F0 ở trạm y tế lưu động, ưu tiên 4 điểm là TP. Thủ Đức, quận Bình Tân, quận 12 và huyện Bình Chánh.


Tiếp tục nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19.

Liên quan đến việc lấy mẫu xét nghiệm tương ứng cấp độ dịch, Sở Y tế TP.HCM đã gửi văn bản hướng dẫn tạm thời. Lực lượng y tế sẽ xét nghiệm giám sát theo dạng định kỳ, ngẫu nhiên các nhóm, khu vực nguy cơ bao gồm: Chợ đầu mối, chợ truyền thống, siêu thị, cơ sở bảo trợ xã hội; Tiểu thương, nhân viên bán hàng hoặc vé, bảo vệ, shipper,...Đối với khu vực cấp độ 3 và 4, xét nghiệm 30% đối tượng; khu vực cấp độ 2 sẽ xét nghiệm 20% đối tượng; quận, huyện có cấp độ 1 xét nghiệm 10% đối tượng. Tần suất xét nghiệm định kỳ hàng tháng sẽ là RT-PCR mẫu gộp 10 ứng theo cấp độ dịch của khu vực sinh sống.

Trong vấn đề xét nghiệm hộ gia đình, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo test nhanh tất cả F1 trong cùng hộ, hàng xóm,... không phân biệt có tiền sử mắc bệnh hay đã tiêm chủng. Tuy nhiên, người đủ 2 liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày chỉ xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ, đến từ khu vực cấp độ 4 hoặc diện cách ly y tế.


Đội phản ứng nhanh đến thăm khám cho gia đình có F0. (Ảnh: Dân Việt)
Đội phản ứng nhanh đến thăm khám cho gia đình có F0. (Ảnh: Dân Việt)

Bên cạnh đó, ngành Y tế thành phố cũng sẽ củng cố lại đội phản ứng nhanh. Theo đó, Thanh Niên dẫn lời từ Chủ tịch UBND TP.HCM - ông Phan Văn Mãi như sau: "Phải xét nghiệm được 4 người/1.000 dân, với 4 nhóm, gồm: cơ sở y tế, ổ dịch (khu vực có ca dương tính), nơi tập trung đông người (siêu thị, bến xe) và người về từ vùng dịch. Ví dụ như địa bàn ở mức độ 1 thì được hoạt động 100%, mức 2 thì được 75%, mức 3 được 50%, mức 4 được 25% hoặc không được hoạt động (điều chỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết 128)".

Do vậy, trong thời gian tới, thành phố sẽ củng cố lại các đội phản ứng nhanh để tăng cường, hỗ trợ điểm nóng và nơi yếu về công tác y tế. Vấn đề này sẽ được tham khảo và củng cố trên quy mô dân số, có cơ chế về kinh tế hoạt động. 


Lô vaccnie ngừa Covid-19 được chuyển về Việt Nam vào tháng 10. (Ảnh: VnExpress)
Lô vaccnie ngừa Covid-19 được chuyển về Việt Nam vào tháng 10. (Ảnh: VnExpress)

Liên quan đến công tác chống dịch, VnExpress đăng tải, tổng cộng 2.873.520 liều vaccine Pfizer Mỹ vừa tặng thêm cho Việt Nam đã cập bến. Trong đó, 1.557.270 liều được chuyển thẳng về TP.HCM vào rạng sáng ngày 7 và tối 8/11. Ngoài vaccine, Mỹ còn hỗ trợ một số thứ khác như các khóa đào tạo trực tuyến hàng nghìn nhân viên y tế, công nghệ giải trình tự gene giúp Việt Nam phát hiện các biến thể virus, cung cấp thiết bị xét nghiệm và thiết bị bảo quản, máy thở, máy làm giàu oxy và bình oxy lỏng,...

F0 tại TP.HCM có xu hướng tăng nhưng hầu hết đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine nên mọi người không nên quá lo lắng. Trong thời điểm này, việc quan trọng nhất vẫn là tuân thủ 5K và tự chủ động bảo vệ bản thân.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

F0 TĂNG, CHUYÊN GIA NÓI KHÔNG CẦN LO LẮNG

"Biến chủng Delta dễ lây nhiễm lại cộng thêm sự biến động của người dân giữa các địa phương có dịch. Hai yếu tố này kết hợp lại đã khiến tình hình dịch Covid-19 phức tạp hơn trong thời gian qua" - Phó Giáo sư/Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng chia sẻ trên Zing News.

Ông cũng cho biết, việc F0 tăng không có nhiều đáng ngại vì 4 lý do:

- Một số lượng nhất định bà con đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine, giúp giảm khả năng lây nhiễm.

- Các địa phương rút kinh nghiệm từ TP.HCM, xây dựng kế hoạch chống dịch phù hợp hơn. 

- Thuốc điều trị Covid-19 hiệu Molnupiravir cũng đã góp phần tăng hiệu quả trong việc điều trị tại nhà của bà con.

- Mật độ dân số của các địa phương không dày như TP.HCM, giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch lớn nhưng vẫn có nguy cơ cao. 

Xem thêm tại đây!