Cơn bão số 12 đang tăng tốc tiến vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ, kết hợp mưa lớn trên diện rộng. Cơn bão đang di chuyển nhanh với vận tốc 25 km/h. Có thể mưa lớn kết hợp với triều cường dẫn đến ngập sâu tại các quận, huyện TP.HCM.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão - cơn bão thứ 12 trong năm và có tên quốc tế là Damrey.
Vào lúc 7h ngày 3/11, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 380 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão đạt 75 km/h (cấp 😎, giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh thêm.
Cơn bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây.
Sáng 3/11, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận khoảng 420 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/h), giật cấp 14.
Ngày 4-5/11, bão vẫn giữ vận tốc và hướng di chuyển và đổ bộ vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ, với sức gió mạnh nhất ở cấp 10-11, giật cấp 14. Sau đó, cơn bão số 12 suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Sau đó, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây, giảm tốc khi đi sâu vào đất liền và tan dần. Tại TP.HCM, ủy ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm kiếm cứu nạn TP HCM cũng đã báo cáo yêu cầu các ban ngành, quận huyện sẵn sàng đối phó với đợt triều cường có thể xảy ra này.
Theo đó, để chủ động phòng chống, ứng phó và giảm thiểu các thiệt hại, cơ quan này đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm phương án ứng phó, chuẩn bị sẵn lực lượng, vật tư các khu vực xung yếu, trọng điểm đã được cảnh báo để kịp thời ứng cứu, đặc biệt là các quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh…
Ban chỉ huy cũng yêu cầu Trung tâm điều hành chương trình chống ngập, Công ty Thoát nước đô thị, Sở Giao thông Vận tải, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố... sẵn sàng lực lượng để kịp thời khắc phục các sự cố ngập úng do triều cường và mưa lớn gây ra.
Trung tâm chống ngập TP.HCM cũng triển khai cho đơn vị Công ty thoát nước đô thị thành phố kiểm tra, rà soát tất cả các điểm có nguy cơ ngập, túc trực ở các trạm bơm để xứ lý.
Hơn 500 người của đơn vị thoát nước cũng rải đều các quận huyện, túc trực 24/24. Hàng chục phương tiện máy móc thiết bị được chuẩn bị sẵn sàng tham gia chống ngập.
Ảnh minh họa: Internet.