Theo báo Thanh Niên đưa tin, ngày 5/6 vừa qua Hội nghị chuyên đề thực hiện Cuộc vận động "Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước - tiếng nói của những người trong cuộc" do Đảng ủy Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM phối hợp thực hiện cùng Ban tuyên giáo Đảng uỷ Khối doanh nghiệp TP.HCM đã được diễn ra.
Đây được xem là một cuộc nói chuyện để những người công nhân - người trực tiếp thực hiện các công việc làm vệ sinh môi trường tham gia hiến kế và đưa ra những giải pháp mới, nhằm đẩy mạnh công tác kêu gọi mọi người không xả rác ra đường và kênh rạch.
Hình ảnh một công nhân môi trường đang vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc (Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: Lao Động)
Mỗi ngày khu vực Thành phố Hồ Chí Minh phát sinh khoảng 9.200 tấn rác
Theo chia sẻ của Trưởng phòng Công nghệ môi trường và kiểm tra chất lượng (Citenco) - ông Cao Văn Tuấn cho biết, số liệu thống kê năm 2018 về lượng rác thải mà khu vực Thành phố Hồ Chí Minh phát sinh ra mỗi ngày lên đến con số 9.200 tấn chất thải rắn sinh hoạt; 1.500 - 1.700 tấn chất thải rắn xây dựng; khoảng 1.500 - 2.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại; 22 tấn chất thải rắn y tế nguy hại và 350 - 400 tấn chất thải nguy hại. Số lượng rác thải ra mỗi ngày đang có xu hướng tăng cao, bên cạnh đó, nhiều người vẫn chưa nhận thức được mức nguy hại của việc xả rác bừa bãi.
Rác thải sinh hoạt có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn cống thoát nước, dẫn đến tình trạng ngập đường. (Ảnh minh họa: Lao Động)
Không ít người có hành động xả rác bừa bãi nơi công cộng, gây ô nhiễm môi trường sống và mất mỹ quan đô thị. Việc này còn kéo theo hệ lụy đó chính là gây khó khăn và tạo nên nhiều áp lực cho những đơn vị thu gom và xử lý rác thải. Không chỉ vậy, một tác hại nghiêm trọng của việc xả rác bừa bãi đó chính là mức độ ngập nước ở khu vực thành phố sẽ ngày một trầm trọng thêm (rác thải sinh hoạt có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn những đường cống thoát nước).
>>> Xem thêm: Xả rác bừa bãi, cả người lẫn tên bị mang hết lên băng rôn treo "dằn mặt" liệu đúng hay sai?
Lắp đặt camera kiểm soát, phạt nguội những hành vi xả rác qua camera
Nhiều ý kiến được đưa ra trong Hội nghị ngoài việc nên tuyên truyền và kêu gọi mọi người ngưng xả rác bừa bãi ra môi trường, kênh rạch thì cần có thêm nhiều biện pháp xử lý các hành vi vứt rác không đúng nơi quy định. Một số người cho rằng, tại các kênh rạch nên lắp đặt hệ thống camera, đèn chiếu sáng để dễ dàng kiểm soát và nhanh chóng xử lý những trường hợp vứt rác xuống hệ thống thoát nước.
Hình ảnh rác thải sinh hoạt được vứt ở một góc vỉa hè. (Ảnh: Thanh Niên)
"Thông qua hình ảnh ghi nhận được, chính quyền địa phương sẽ mời người dân đến cung cấp hình ảnh vi phạm và tiến hành lập biên bản, xử lý vi phạm", ông Lê Trung Tuấn Anh - Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn (Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM) cho biết.
>>> Xem thêm: Đi xe máy phát tờ rơi như xả rác: Ý thức của loạt thanh niên đã đến mức báo động?
CĐM: "Rác thải quá nhiều gây tắc nghẽn cống thoát nước, chỉ tội các anh chị làm công tác thu gom rác"
Thông tin về cuộc Hội nghị chuyên đề thực hiện Cuộc vận động "Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước - tiếng nói của những người trong cuộc" được chia sẻ rộng rãi trên MXH, rất nhanh đã thu hút hàng nghìn sự quan tâm từ cư dân mạng. Không ít người tỏ ra đồng tình trước việc không nên xả rác bừa bãi vì sẽ dẫn đến hệ lụy về sức khỏe của mọi người cũng như việc ngập nặng ở thành phố mỗi khi có mưa.
Hình ảnh công nhân môi trường đang đưa chất thải vào lò thiêu. (Ảnh: Dân Việt)
"Ngưng xả rác đi mọi người ơi, vì tương lai con em chúng ta được sống trong một môi trường sạch đẹp, không ô nhiễm, không ngập nước".
"Nhà tôi đã hạn chế việc sử dụng túi nilon, đồ nhựa... để bảo vệ môi trường".
"Bỏ rác đúng nơi quy định thì có gì khó đâu mọi người ơi, cùng chung tay thực hiện thôi nào".
>>> Xem thêm: Lắp camera ghi hình, phạt 7 triệu về hành vi xả rác ở phố đi bộ Hoàn Kiếm
Hội nghị được diễn ra đã giúp không ít công nhân hiện đang làm công tác vệ sinh môi trường vào mỗi ngày ở khu vực thành phố được thoải mái chia sẻ về những khó khăn trong công việc. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Thành ủy TP cũng tiếp tục triển khai và đẩy mạnh việc thực hiện đúng Chỉ thị 19, kêu gọi tất cả mọi người ngưng xả rác ra đường và kênh rạch, để góp phần giúp Thành phố Hồ Chí Minh xanh - sạch - đẹp, giảm ngập nước. Bạn nghĩ như thế nào về việc kêu gọi mọi người không xả rác ra đường và kênh rạch? Cho chúng mình biết ý kiến tại CỘNG ĐỒNG nha.
Cùng cập nhật những thông tin mới nhất trên YAN nhé!
Những khó khăn trong công việc của các công nhân môi trường
Hội nghị cũng là nơi để các công nhân môi trường có thể chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về khó khăn trong công việc mà họ đã trải qua. Anh N.C.H. (Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP) nghẹn ngào chia sẻ: "26 năm làm nghề nạo vét cống, nghĩ tới công nhân bọn tôi dầm mình trong lòng cống hàng ngày, đã thấy rùng mình".
Anh H. chia sẻ thêm: "Chúng tôi nhiều lần bị bỏng vì nước cống có hóa chất. Anh em công nhân đạp trúng miểng chai, sắt thép nhọn người dân vứt xuống cống. Có nơi vừa thu gom rác hôm trước, hôm sau quay lại thì rác đã tràn ngập trong lòng cống".
Bên cạnh đó, vào những lần đang móc cống, hốt bùn các công nhân môi trường phải chạy vội lên bờ vì phân ở hầm cầu dội xuống cống. Công việc vất vả, cực nhọc nhưng chỉ có những người làm trong nghề mới hiểu, vậy mà mọi người vẫn cứ thản nhiên vứt rác bừa bãi xuống kênh rạch, cống thoát nước.
Không chỉ vậy, công việc của công nhân môi trường phải bắt đầu từ 6h sáng đến 5h chiều. Tuy nhiên, có những hôm lượng rác thải nhiều, những người công nhân này phải làm đến tận 6h tối.
Những thông tin về xã hội - pháp luật sẽ liên tục được cập nhật tại ĐỜI, cùng đón xem nha!