TP.HCM: Nhiều quận huyện "đổi màu", F0 nhập viện tăng

18:50 15/11/2021

Báo VnExpress đưa tin, chiều ngày 15/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo định kì, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Theo đó, từ ngày 6-12/11, TP.HCM đang có 10 quận huyện thuộc cấp độ 1 (nguy cơ thấp) bao gồm: Quận 1, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, huyện Bình Chánh; 11 địa phương ở cấp 2 (nguy cơ trung bình) là: Quận 3, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Thành phố Thủ Đức. Nơi duy nhất ở TP.HCM có cấp độ 3 (nguy cơ cao) là huyện Cần Giờ.

 
Bản đồ cấp độ dịch tại TP.HCM. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
Bản đồ cấp độ dịch tại TP.HCM. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)

Như vậy so với tuần trước, có 4 khu vực tăng cấp độ dịch từ cấp 1 lên cấp 2 là quận 11, quận Gò Vấp, huyện Củ Chi và Thành phố Thủ Đức. Ngoài ra có huyện Bình Chánh giảm dịch từ cấp 2 xuống cấp 1.

Số ca mắc mới trong khoảng thời gian trên tại TP.HCM là 7.752 ca (tăng 1.130 trường hợp so với tuần trước). Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức qua đó đã kí văn bản khẩn thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn theo nghị quyết 128 và quyết định 4800, công bố TP.HCM ở cấp độ dịch 2.

 
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho bà con tại TP.HCM. (Ảnh: TTXVN)
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho bà con tại TP.HCM. (Ảnh: TTXVN)

Thông Tấn Xã Việt Nam có viết, đánh giá về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế thành phố chỉ ra những địa phương có số F0 tăng cao trong tuần gồm: Huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, thành phố Thủ Đức, Quận 12 và quận Gò Vấp.

Phân tích về số ca không qua khỏi, ông Tăng Chí Thượng cho biết hầu hết các trường hợp đều trên 65 tuổi hoặc có kèm bệnh nền. Trung bình trên địa bàn có khoảng 40 ca ra đi/ngày.

TS.BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 6 thông tin, những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 nhập viện đang tăng dần. Mỗi ngày, bệnh viện sẽ phải tiếp nhận dao động từ 100-150 bệnh nhân điều trị.

 
Bên trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19. (Ảnh: TTXVN)
Bên trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19. (Ảnh: TTXVN)

Lý giải về việc F0 tăng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng nguyên nhân lớn nhất là do thành phố không còn thực hiện giãn cách xã hội. Việc tăng tiếp xúc trực tiếp trong cộng đồng đã dẫn đến việc lây nhiễm khó kiểm soát.

“Mặc dù đã phát hiện các ca dương tính qua tầm soát tại bệnh viện, xét nghiệm ngẫu nhiên, xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm nhưng chúng ta không thể nắm hết được mầm bệnh đang lưu hành trong cộng đồng.” - ông Nguyễn Văn Nên nói.

Trước tình hình này, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng đã kiến nghị với Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố sớm triển khai lại khu cách ly tại quận huyện và bệnh viện dã chiến để sẵn sàng thu dung, điều trị F0.

 
Việc tiêm chủng được đẩy mạnh để hạn chế lây nhiễm Covid-19. (Ảnh: Báo Giao Thông)
Việc tiêm chủng được đẩy mạnh để hạn chế lây nhiễm Covid-19. (Ảnh: Báo Giao Thông)

Diễn biến dịch bệnh tại TP.HCM vẫn còn nhiều phức tạp, do đó mọi người không nên chủ quan mà cần chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

CUỐI NĂM SẼ CÒN NHIỀU ĐỢT PHÂN BỔ VACCINE NGỪA COVID-19

Mới đây, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ gần 2,1 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 để phục vụ cho công tác tiêm chủng. Từ giờ đến cuối năm, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ thêm vaccine đủ để hoàn thành 2 liều cho toàn bộ người từ 12 tuổi trở lên. 

Ngoài ra, dự kiến trong tháng 11 và 12, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm lượng lớn vaccine ngừa Covid-19 đến từ nguồn viện trợ hoặc kí kết mua bán hợp đồng.

Hiện tại, đã có 16/63 tỉnh thành đạt tỉ lệ bao phủ vaccine ít nhất 1 liều trên 95% cho người trên 18 tuổi. Tỉ lệ tiêm đủ 2 liều trên cả nước vào khoảng 45,5%. Với việc bổ sung thêm vaccine, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm chủng để nâng cao độ “phủ sóng”.

Xem thêm tại đây!