TP.HCM có hơn 33.000 F0 cách ly tại nhà, thiết lập khẩn thêm trạm y tế

08:45 10/11/2021

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, tính từ 16h ngày 8/11 đến 16h ngày 9/11, Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 đã ghi nhận 1.276 trường hợp mắc mới tại TP.HCM. Như vậy kể từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 437.799 bệnh nhân Covid-19 được Bộ Y tế công bố.

Cũng trong ngày 9/11, báo cáo phòng chống dịch Covid-19 của Sở Y tế thành phố cho thấy, hiện đang có 8 quận huyện trên địa bàn có số F0 cách ly tại nhà với hơn 33.000 ca, bao gồm: Quận 12 với 9.488 ca, Thành phố Thủ Đức 6.554 ca, huyện Hóc Môn 6.406 ca, huyện Bình Chánh 3.888 ca, quận Gò Vấp 2.631 ca, quận Tân Phú 2.149 ca, quận Bình Tân 1.939 ca và huyện Nhà Bè 771 ca. 

 
Bác sĩ quân y đến phát thuốc cho F0 đang cách ly tại nhà. (Ảnh: Người Lao Động)
Bác sĩ quân y đến phát thuốc cho F0 đang cách ly tại nhà. (Ảnh: Người Lao Động)

Trước tình hình diễn biến phức tạp này, ông Tăng Chí Thượng, giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã ký văn bản khẩn, quyết định bổ sung thêm 33 trạm y tế lưu động cho 4 quận huyện với số lượng cụ thể như sau: Quận 12 (20 trạm), huyện Hóc Môn (4 trạm), huyện Bình Chánh (8 trạm) và quận Bình Tân (1 trạm). Những trạm y tế này sẽ do các bệnh viện thành phố và quận, huyện phụ trách vận hành.

Ngoài ra, báo Vietnamnet có viết, để các trạm y tế lưu động thuận lợi đi vào hoạt động ngay trong ngày 9/11, Sở Y tế đã đề nghị Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch của các quận huyện khẩn trương bố trí địa điểm. Đồng thời, đối với các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà và cách ly tập trung cần được tăng cường kiểm tra công tác khám, theo dõi và cấp phát thuốc theo quy định.

 
Nhân viên y tế kê thêm giường tại khu điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Nhân viên y tế kê thêm giường tại khu điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: Tuổi Trẻ)


Thời gian dự kiến học sinh các cấp tại TP.HCM được trở lại trường.

Trung tâm y tế và các trạm y tế cần chủ động nắm bắt các hộ gia đình F0 có người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, chưa được tiêm vaccine phòng ngừa để theo dõi tình trạng sức khỏe và triển khai tiêm chủng ngay.

Trước đó vài ngày, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu kích hoạt 40 trạm y tế lưu động tại huyện Hóc Môn. Trung tâm Hồi sức, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện dã chiến số 14 cũng tăng cường hội chẩn, hỗ trợ tiếp nhận các F0 diễn tiến nặng cho địa phương này.

Nhận định về tình hình Covid-19 trên địa bàn, PGS Đỗ Văn Dũng thuộc Đại học Y Dược đưa ra quan điểm, khi thành phố mở cửa và chấp nhận giao lưu thì sự lây nhiễm dĩ nhiên sẽ tăng. Song với tỉ lệ tiêm chủng hiện tại của TP.HCM thì vẫn có thể kiểm soát được mức độ lây lan này.

 
Các bác sĩ của trạm y tế lưu động thăm khám cho bệnh nhân Covid-19 tại nhà. (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)
Các bác sĩ của trạm y tế lưu động thăm khám cho bệnh nhân Covid-19 tại nhà. (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng cho rằng người dân cần bình tĩnh, không lo lắng trước dấu hiệu tăng cao ca nhiễm: “Nếu tăng mà không chuyển nặng, không “ra đi” thì sẽ tạo miễn dịch cộng đồng tốt hơn, bền vững hơn.”

Mặc dù vậy, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) nhận định, dịch bệnh có thể vẫn còn phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh nếu bà con lơ là, chủ quan. Do đó, để TP.HCM tiếp tục duy trì trạng thái bình thường mới, HCDC khuyến cáo mỗi người cần thực hiện tốt các biện pháp chống dịch, ngay cả khi đã tiêm đủ liều vaccine, nhất là biện pháp 5K.

 
Trạm Y tế lưu động vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. (Ảnh: HCDC)
Trạm Y tế lưu động vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. (Ảnh: HCDC)

TP.HCM vẫn đang từng bước đối phó với dịch bệnh, cố gắng đẩy lùi hoặc ít nhất là duy trì trong tầm kiểm soát. Lúc này, ý thức của mỗi người là rất quan trọng, đóng góp lớn vào hiệu quả của công tác phòng chống Covid-19.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

TP.HCM NHẬN NHIỀU Ý KIẾN PHẢN ĐỐI VỀ VIỆC ĂN UỐNG TẠI CHỖ

Thời gian gần đây, TP.HCM đã có những địa phương nâng cấp độ dịch, chuyển sang vùng nguy cơ cao do số F0 tăng nhanh. Trước tình hình đó, thành phố đã lên kế hoạch xem xét lại tiến độ mở cửa các dịch vụ, trong đó có ăn uống tại chỗ.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định, dự kiến đến ngày 15/11 sẽ chính thức đưa ra một vài điều chỉnh. Cụ thể với cấp độ 1 có thể hoạt động 100%; cấp độ 2 hoạt động 75%; cấp độ 3 là 50%; và cấp độ 4 còn 25% hoặc phải tạm ngưng.

Lãnh đạo thành phố cho biết đã nhận được nhiều ý kiến phản đối về việc ăn uống tại chỗ. Nói về điều này, ông Mãi nhận định: "Để đảm bảo kiểm soát được dịch thì phải mở từ từ, chúng ta sẽ không có bình thường như ngày xưa mà sẽ là bình thường mới". 

Xem thêm tại đây!