TP.HCM: Tỉ lệ F0 có dấu hiệu tăng, 1 nơi có nhiều ổ dịch cộng đồng

10:20 07/11/2021

Sau hơn 1 tháng nới lỏng giãn cách tại TP.HCM, số ca mắc Covid-19 đang có dấu hiệu tăng trở lại. Trong đó, huyện Hóc Môn được giám sát kĩ khi F0 cộng đồng xuất hiện ngày một nhiều.

 
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho bà con ở Hóc Môn. (Ảnh: HCDC)
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho bà con ở Hóc Môn. (Ảnh: HCDC)

Xuất hiện nhiều ổ dịch trong cộng đồng

Báo Vienamnet đưa tin, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã kiểm tra thực địa tại xã Xuân Thới Thượng và xã Bà Điểm. Đây đều là những khu vực có nguy cơ cao, nhiều điểm tiếp giáp với quận, huyện, tỉnh khác và có nhiều khu công nghiệp, nhà trọ, dân cư đông.

Tính đến hiện tại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch và Trạm Y tế các xã xác định trên địa bàn huyện Hóc Môn có tổng cộng 9 ổ dịch cộng đồng cần được kiểm soát.

 
Ngành y tế tiến hành kiểm tra thực địa tại Hóc Môn để điều tra tình hình dịch. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
Ngành y tế tiến hành kiểm tra thực địa tại Hóc Môn để điều tra tình hình dịch. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)

Các ổ dịch trên được xác định dựa trên các tiêu chí như: Có ít nhất 2 hộ gia đình có F0 trong cùng khu vực và có giao tiếp với nhau; tính chất địa bàn dân cư; tình trạng tiêm chủng; đã từng là ổ dịch trong 3 tháng trước đó.

Phía HCDC đề nghị địa phương cần áp dụng quy trình mới trong điều tra và xử lý ổ dịch tại cộng đồng. Khi phát hiện một trường hợp dương tính cần đánh giá ngay tình hình thực tế để khoanh vùng và xử lý ổ dịch.

Ngoài ra, báo Tuổi Trẻ có viết, khoảng 1 tuần nay, tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM như Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương..., số F0 được phát hiện thông qua test nhanh, test PCR tại các khoa cấp cứu có xu hướng tăng nhẹ, tỉ lệ dao động từ 5-10% trên tổng số các ca cấp cứu nhập viện.

 
1 khu vực bị phong tỏa do có liên quan F0. (Ảnh: TTXVN)
1 khu vực bị phong tỏa do có liên quan F0. (Ảnh: TTXVN)

>>> Bài viết liên quan: TP.HCM: Delta chiếm 100%, số F0 nặng nhập viện đang có dấu hiệu tăng


TP.HCM triển khai hỗ trợ đợt 3: Đối tượng nhận tiền mở rộng hơn.

Tình hình dịch tại TP.HCM vẫn đang được kiểm soát 

Trước tình hình dịch bệnh tại TP.HCM, trang Doanh Nghiệp và Tiếp Thị có viết, PGS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa Y tế công cộng trường Đại học Y dược TP.HCM nhận định, ngay cả khi đã tiêm vaccine song vẫn mắc Covid-19 là điều bình thường. Nhưng người đã tiêm vaccine mà trở thành F0 thì khả năng lây lan cũng như trở nặng sẽ giảm đi, giảm tải cho ngành y tế.

So với quốc gia láng giềng trong khu vực là Singapore thì số ca mắc mới tại TP.HCM chỉ bằng 1/6 của nước này. Hơn nữa, Singapore có dân số ít hơn TP.HCM, nhưng trung bình mỗi ngày có khoảng 3000 ca mắc mới, còn tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phát sinh trăm ca.

 
TP.HCM đang tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, phủ sóng vaccine. (Ảnh: Phụ Nữ Mới)
TP.HCM đang tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, phủ sóng vaccine. (Ảnh: Phụ Nữ Mới)

Vì vậy ông Dũng cho rằng không quan trọng số ca mắc mới là bao nhiêu mà là chúng ta đã kiểm soát được tình hình, bà con không nên vì số F0 tăng lên mà hoang mang.

Đồng thời theo PGS, các địa phương nên tạo điều kiện để sớm phát hiện người mắc bệnh nhưng không nhất thiết phải xét nghiệm mở rộng mà nên làm xét nghiệm người có triệu chứng.

Ở những khu vực có số ma mắc mới tăng cao cần áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như hạn chế đi lại, phong tỏa nhỏ, không tụ tập đông người… Đây đều là các cách chống dịch cổ điển nhưng lại có tác dụng khá nhanh, số F0 ghi nhận có thể giảm sau 10 ngày.

>>> Đừng quên: TP.HCM: Nhiều quán ăn nâng giá vì tiền gas, xăng quá cao

Dù vậy, mọi người tuyệt đối không được chủ quan trước dịch bệnh. Thực hiện các biện pháp phòng chống thật tốt mới có thể giảm tối đa khả năng lây lan Covid-19 được.

Những thông tin mới nhất tại đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

CHUYÊN GIA CHỈ RA NGUYÊN NHÂN F0 TĂNG

Nhiều tỉnh thành trong thời gian vừa qua đã dần nới lỏng nhiều hoạt động. Tuy nhiên điều này lại đặt ra thách thức cho công tác phòng chống dịch khi số F0 đang có dấu hiệu tăng.

Phó giáo sư/Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế Công cộng thuộc Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, nguyên nhân khiến F0 tăng là do biến chủng Delta của SARS-CoV-2 đang có khả năng lây nhiễm lớn, khó kiểm soát và việc nhiều bà con từ địa phương có dịch về quê, làm xáo trộn dân cư.

Mặc dù vậy, tình hình dịch sẽ không quay lại mức quá trầm trọng do lượng người được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa Covid-19 đã đạt con số nhất định. Cùng với đó, sau làn sóng bùng dịch đợt 4, các địa phương cũng đã rút ra được kinh nghiệm phòng chống dịch, đủ khả năng ứng phó khi có tình huống xấu.

Xem thêm tại đây!