Loạt ảnh "nổ đầu bể não" tiếp tục xuất hiện gây choáng người nhìn

15:05 23/12/2015

Đôi mắt khi kết hợp với bộ não sẽ giúp chúng ta có thể tìm hiểu và nhận thức xung quanh một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn bị lừa, nhất là khi nhìn vào những bức ảnh ảo giác.


Theo bạn, màu mắt của cô gái giống nhau hay khác nhau? Đã có nhiều ý kiến cho rằng mắt cô gái một màu xanh dương và một màu xám. Nếu giống họ, bạn đã bị ảo giác đánh lừa, và nhân tố khiến bạn mắc lừa ở đây là màu đỏ che ngang. Trường hợp này giống với chiếc váy vàng-trắng hay xanh-đen. (Ảnh: Internet)
Theo bạn, màu mắt của cô gái giống nhau hay khác nhau? Đã có nhiều ý kiến cho rằng mắt cô gái một màu xanh dương và một màu xám. Nếu giống họ, bạn đã bị ảo giác đánh lừa, và nhân tố khiến bạn mắc lừa ở đây là màu đỏ che ngang. Trường hợp này giống với chiếc váy vàng-trắng hay xanh-đen. (Ảnh: Internet)


Bạn có thấy một quả bóng hình tròn nổi lên? Đây chính là ảo giác ô bàn cờ, một hiện tượng “nhiễu họa tiết”. Như hình vẽ, chính các chấm nhỏ đã làm “nhiễu” bộ não, khiến khả năng xác định sự vật của nó bị sai lệch. (Ảnh: Internet)
Bạn có thấy một quả bóng hình tròn nổi lên? Đây chính là ảo giác ô bàn cờ, một hiện tượng “nhiễu họa tiết”. Như hình vẽ, chính các chấm nhỏ đã làm “nhiễu” bộ não, khiến khả năng xác định sự vật của nó bị sai lệch. (Ảnh: Internet)


Bạn có cảm thấy hình trái tim ở giữa to nhỏ bất thường nếu đảo nhẹ mắt không? Thực chất, đây là một loại ảo ảnh thị giác khiến mắt chúng ta có sự nhầm lẫn, mà yếu tố gây nhầm lẫn ở đây chính là các mảng màu sáng tối. Ban đầu, não sẽ tập trung vào một màu nhất định, nhưng khi nhìn quá lâu, các tế bào sẽ bị “mỏi” và đảo ngược quá trình đó. Kết quả là hình ảnh bạn thấy dường như chuyển động, dù nó đang trạng thái tĩnh. (Ảnh: Internet)
Bạn có cảm thấy hình trái tim ở giữa to nhỏ bất thường nếu đảo nhẹ mắt không? Thực chất, đây là một loại ảo ảnh thị giác khiến mắt chúng ta có sự nhầm lẫn, mà yếu tố gây nhầm lẫn ở đây chính là các mảng màu sáng tối. Ban đầu, não sẽ tập trung vào một màu nhất định, nhưng khi nhìn quá lâu, các tế bào sẽ bị “mỏi” và đảo ngược quá trình đó. Kết quả là hình ảnh bạn thấy dường như chuyển động, dù nó đang trạng thái tĩnh. (Ảnh: Internet)


Bạn đang nhìn thấy các cột thay đổi cho nhau và hiệu ứng đang hiển thị giống băng chuyền trong nhà máy? Thực sự thì bạn đã bị đánh lừa bởi ảo giác “chuyển động dòng nước”, loại ảo giác thay đổi màu sắc liên tục khiến não bộ của bạn cảm thấy “bồng bềnh” như trên. (Ảnh: Internet)
Bạn đang nhìn thấy các cột thay đổi cho nhau và hiệu ứng đang hiển thị giống băng chuyền trong nhà máy? Thực sự thì bạn đã bị đánh lừa bởi ảo giác “chuyển động dòng nước”, loại ảo giác thay đổi màu sắc liên tục khiến não bộ của bạn cảm thấy “bồng bềnh” như trên. (Ảnh: Internet)


Lời khuyên cho bạn nào thích “tự sướng” (selfie) để có bức ảnh đẹp, đó là hãy chụp theo góc từ trên xuống, bởi nó sẽ làm cho hình ảnh bạn chụp được trẻ trung hơn rất nhiều. Những người am hiểu cho biết, đây là ảo ảnh thị giác góc nhìn và não bộ sẽ chịu trách nhiệm đánh giá tuổi tác thông qua góc mà nó tiếp nhận truyền vào từ mắt. (Ảnh: Internet)
Lời khuyên cho bạn nào thích “tự sướng” (selfie) để có bức ảnh đẹp, đó là hãy chụp theo góc từ trên xuống, bởi nó sẽ làm cho hình ảnh bạn chụp được trẻ trung hơn rất nhiều. Những người am hiểu cho biết, đây là ảo ảnh thị giác góc nhìn và não bộ sẽ chịu trách nhiệm đánh giá tuổi tác thông qua góc mà nó tiếp nhận truyền vào từ mắt. (Ảnh: Internet)


Bạn thấy 2 hình tròn màu cam bằng nhau hay hình bên phải to hơn? Nếu câu trả lời là to hơn, chúc mừng bạn đã... nhầm và bị ảo giác Ebbinghaus đánh lừa. Các nhà khoa học giải thích rằng chính não bộ chúng ta có xu hướng  đối chiếu kích thước vật thể xung quanh. Do đó, nếu xung quanh nhỏ hơn, ta thấy vật thể ở giữa lớn hơn và ngược lại. (Ảnh: Internet)
Bạn thấy 2 hình tròn màu cam bằng nhau hay hình bên phải to hơn? Nếu câu trả lời là to hơn, chúc mừng bạn đã... nhầm và bị ảo giác Ebbinghaus đánh lừa. Các nhà khoa học giải thích rằng chính não bộ chúng ta có xu hướng  đối chiếu kích thước vật thể xung quanh. Do đó, nếu xung quanh nhỏ hơn, ta thấy vật thể ở giữa lớn hơn và ngược lại. (Ảnh: Internet)


Bạn có thể xem hình động này để hiểu rõ hơn. (Ảnh: Internet)
Bạn có thể xem hình động này để hiểu rõ hơn. (Ảnh: Internet)


Cũng lợi dụng mảng màu trắng đen, chúng ta có ảo ảnh “bồ câu đi bộ”. Từ hình ảnh cho thấy, mô hình chú chim bồ câu sẽ vừa đi vừa “gật đầu” khi qua vùng chứa các sọc đen trắng xen kẽ. Tuy nhiên, bạn đã bị lừa bởi thực tế, không có cái “gật đầu” nào cả. Nguyên nhân là do các sọc trắng đen đánh lừa bộ não, khiến chúng ta cảm tưởng mô hình chú chim bồ câu đang vừa tiến vừa lùi, từ đó gây ra hiệu ứng “gật gù”. (Ảnh: Internet)
Cũng lợi dụng mảng màu trắng đen, chúng ta có ảo ảnh “bồ câu đi bộ”. Từ hình ảnh cho thấy, mô hình chú chim bồ câu sẽ vừa đi vừa “gật đầu” khi qua vùng chứa các sọc đen trắng xen kẽ. Tuy nhiên, bạn đã bị lừa bởi thực tế, không có cái “gật đầu” nào cả. Nguyên nhân là do các sọc trắng đen đánh lừa bộ não, khiến chúng ta cảm tưởng mô hình chú chim bồ câu đang vừa tiến vừa lùi, từ đó gây ra hiệu ứng “gật gù”. (Ảnh: Internet)


Các đường kẻ sọc là song song, còn nếu không, bạn đã bị ảo giác quang học đánh lừa. Nguyên nhân là do các đường kẻ sọc theo dạng cắt nhau liên tục và mắt ta xử lí không kịp, từ đó tín hiệu truyền đến não đảo chiều và ta có cảm giác chúng bị cong. (Ảnh: Internet)
Các đường kẻ sọc là song song, còn nếu không, bạn đã bị ảo giác quang học đánh lừa. Nguyên nhân là do các đường kẻ sọc theo dạng cắt nhau liên tục và mắt ta xử lí không kịp, từ đó tín hiệu truyền đến não đảo chiều và ta có cảm giác chúng bị cong. (Ảnh: Internet)