Trước diễn biến dịch Covid-19 vô cùng khó lường và phức tạp, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra những lời kêu gọi nhằm ngăn chặn dịch bùng phát mạnh mẽ. Cụ thể Tổng Giám đốc WHO đã kêu gọi các quốc gia nên tuân thủ đeo khẩu trang trong mùa dịch này.
Ông cũng cho biết lợi ích của việc các bà mẹ cho con bú dù đang trong giai đoạn mắc SARS-CoV-2 tại buổi họp báo trực tuyến. Người đứng đầu WHO nhấn mạnh việc sản xuất ra loại vắc-xin đặc trị Covid-19 có thể mang tính lịch sử.
Dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen của mọi người. (Ảnh: Yonhap)
Thông điệp của Tổng Giám đốc WHO
Trong buổi họp báo trực tuyến tại trụ sở của WHO ở Thuỵ Sĩ, Tổng Giám đốc WHO đã kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên, giữ khoảng cách xã hội và tăng cường làm xét nghiệm SARS-CoV-2. Ông cũng cho hay khẩu trang nên trở thành biểu tượng của sự đoàn kết trên toàn thế giới nhằm đẩy lùi dịch Covid-19.
Các quốc gia trên thế giới đã quen với việc đeo khẩu trang. (Ảnh: AFP)
Đáng chú ý, ông kêu gọi các bà mẹ nên tiếp tục cho con bú kể cả khi họ đang trong thời gian mắc Covid-19. Lý giải về điều này, người đứng đầu WHO cho hay việc cho con bú có lợi ích hơn rất nhiều so với nguy cơ có thể lây nhiễm Covid-19 cho con.
>> Xem thêm: WHO đánh giá Việt Nam đủ năng lực đối phó dịch Covid-19
Tổng Giám đốc WHO nói về vắc-xin điều trị Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở một số quốc gia có tốc độ lây nhiễm cao như Brazil, Ấn Độ, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO cũng nhắc nhở chính phủ các nước này cần kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình dịch vì khả năng sẽ còn kéo dài rất lâu.
Phía WHO cũng đã cử nhiều chuyên gia đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 sau khi quốc gia này trở thành tâm dịch đầu tiên khiến hơn 200 nước trên thế giới mắc Covid-19.
Bệnh nhân mắc Covid-19 được đưa đi. (Ảnh: RFI)
Nói về vắc-xin điều trị Covid-19, Tổng Giám đốc WHO cho hay mặt lợi ích của việc xuất hiện virus SARS-CoV-2 gây ra cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng là việc các quốc gia chạy đua sản xuất vắc-xin mang tính lịch sử chưa từng có.
Thời điểm hiện tại, có nhiều loại vắc-xin đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng và đều cho kết quả khả quan. Tuy rằng đó chưa phải là vắc-xin có thể sử dụng trong thời gian này nhưng tốc độ sản xuất ra vắc-xin đã được công nhận là chưa từng có tiền lệ.
>> Đừng bỏ lỡ: WHO cảnh báo về mức độ tăng tốc của dịch Covid-19 trên thế giới
Tình hình dịch Covid-19 trên toàn thế giới
Tính đến sáng ngày 4/8, thế giới ghi nhận hơn 18 triệu ca nhiễm và xấp xỉ 700 nghìn người tử vong vì Covid-19. Bên cạnh đó cũng song song tín hiệu đáng mừng là gần 12 triệu người trên thế giới đã được điều trị khỏi Covid-19, tương đương với 62,9% tổng số ca nhiễm ghi nhận ở thời điểm hiện tại.
Việc đeo khẩu trang và đồ bảo hộ là bắt buộc đối với nhân viên y tế. (Ảnh: AFP)
Mỹ, Brazil và Ấn Độ vẫn là 3 ổ dịch lớn trên thế giới với hàng triệu ca nhiễm, tăng từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn ca mắc mới mỗi ngày. Mặc dù đang trải qua thời gian khó khăn khi vừa phải điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, vừa ngăn chặn dịch không để lây lan ra ngoài cộng đồng nhưng việc điều chế và sản xuất vắc-xin vẫn được đặt lên hàng đầu.
>> Xem ngay: 350.000 người ký vào kiến nghị yêu cầu Tổng giám đốc WHO từ chức
Nhiều quốc gia dự kiến sẽ sớm sản xuất vắc-xin đặc trị, từ đó có thể đẩy lùi dịch Covid-19 và đưa cuộc sống bình thường trở lại. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về những thông điệp của người đứng đầu WHO?
WHO cảnh báo về mức độ tăng tốc của dịch Covid-19 trên thế giới
Trước tình hình ổn định ở một số quốc gia có ca nhiễm Covid-19, nhiều người dân đã bắt đầu hình thành thói quen lơ là trong việc phòng, chống lây nhiễm virus.
Cụ thể, người ra đường ngày một nhiều hơn và xuất hiện tại các câu lạc bộ, khu giải trí về đêm thay vì thực hiện giãn cách xã hội.
Việc đeo khẩu trang cũng trở nên lơ là và thậm chí khi ho cũng không có bất cứ vật dụng che chắn nào, điều này đã phần nào khiến cho dịch bùng phát trở lại.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY!