Cung nữ, hay còn gọi là cung nhân, được xem là những người phụ nữ chuyên làm nhiệm vụ hầu hạ, chăm sóc cho những thành viên trong hoàng tộc. Vốn dĩ, phận làm nô bộc thường ít tiếng nói, và không mấy khi được trọng dụng.
Thế nhưng, ít ai biết rằng, tại triều nhà Thanh từng có một cung nữ được rất nhiều người nể phục. Thậm chí, khi mất, bà còn được đích thân Hoàng đế Khang Hi lo liệu hậu sự và để tang.
Cung nữ là những người chuyên phục vụ hoàng tộc.
>>> Xem thêm: Cung nữ phải "tịnh thân" trước khi vào cung: Thủ đoạn vô cùng tàn nhẫn giúp phi tần giữ chồng
Tô Ma Lạt - cung nữ có xuất thân tầm thường nhưng tài năng hơn người
Tô Ma Lạt tên thật là Tô Mạt Nhi hay Tô Mạt Nhĩ. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo khổ ở đại thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm. Vào cuối thời vua Thuận Trị, đầu thời Khang Hi, bà nhập cung, đổi sang tên Mãn Thanh và theo hầu hạ Thái Hoàng thái hậu.
Nhờ xinh đẹp và thông minh, ngay từ khi vào cung, Tô Ma Lạt được quản gia phủ bối lặc Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Bố lựa chọn làm thị nữ theo hầu Nhị cách cách Mộc Bố Thái hay cũng chính là Hiếu Trang Thái hậu. Tuy sinh ra ở đại thảo nguyên nhưng bà chỉ mất vài tháng đã thông thạo tiếng Mãn và Hán. Thậm chí, bà còn có tài viết chữ Mãn đẹp như bản mẫu khiến cho Hiếu Trang Thái hậu vô cùng nể phục.
Không chỉ thông minh, bà còn rất khéo tay, nhất là may vá. Bà là người tạo nên những nguyên mẫu gốc cho các bộ lễ phục quý giá của hoàng thất nhà Thanh. Từng đường kim, mũi chỉ cho đến họa tiết trang phục, tất cả đều được bà làm hoàn hảo và tỉ mỉ.
Chính nhờ tài năng, bà rất được hoàng thất trọng dụng. Dù vậy, Tô Ma Lạt cũng không hề tỏ ra kiêu ngạo. Bà từng từ chối lời ngỏ ý muốn nâng cấp bậc của Hiếu Trang Thái hậu vì muốn được hầu hạ chủ nhân.
Tài hoa, được trọng dụng, thế nhưng, ở Tô Ma Lạt lại có một thói quen khiến nhiều người sửng sốt. Bà là người duy nhất chưa từng một lần tắm rửa. Chỉ có duy nhất đêm Giao thừa, người ta mới thấy bà sử dụng chút nước để lau thân thể và uống sạch chúng sau đó. Đặc biệt, bà không hề sử dụng thuốc thang dù bị có bị bệnh, thế nhưng, bà vẫn sống thọ đến gần 90 tuổi.
Chân dung của Tô Ma Lạt - cung nữ được trọng dụng nhất triều nhà Thanh.
>>> Đọc thêm: Người cung nữ cuối cùng của Việt Nam kể lại cuộc sống chốn hậu cung ngày xưa
Cùng đón đọc nhiều thông tin độc lạ khác tại fanpage Cú Đêm nhé!
Cuộc đời được tôn trọng và nể phục của Tô Ma Lạt
Có thể nói, Tô Ma Lạt là cung nữ duy nhất được các thành viên hoàng thất nể trọng, nhất là Hiếu Trang Thái hậu. Những năm sống trong cung, bà được Hiếu Trang Thái hậu coi như chị em ruột và gọi là cách cách - tôn xưng dành cho những cô gái có địa vị cao trong hoàng thất. Thậm chí đến cả Hoàng đế Thuận Trị cũng luôn phải giữ lễ khi nói chuyện với Tô Ma Lạt. Còn Khang Hy Hoàng đế lại gọi bà là "ngạch nương", các hoàng tử công chúa của Khang Hy gọi là bà nội.
Đến năm Tô Ma Lạt 70 tuổi, Hiếu Trang Thái hậu lúc này đã là Thái Hoàng thái hậu qua đời, bà đau xót đến mức đổ bệnh. Cuối cùng, bằng tấm lòng của hoàng đế Khang Hy, bà quyết định quay trở lại phục vụ hoàng cung bằng cách nuôi dạy thập nhị A Ca Dận Đào - con trai Định phi, khi đó chỉ mới 3 tuổi.
Theo học một người tài hoa như Tô Ma Lạt, Hoàng tử Dận Đào khỏe mạnh và trưởng thành nhanh hơn so với 34 anh em của mình. Về sau, ông trở thành một trong những con được Hoàng đế Khang Hy trọng dụng nhất vì sự thông minh và tầm nhìn rộng.
Quãng đời phục vụ hoàng thất của Tô Ma Lạt kết thúc vào năm Khang Hy thứ 44 (1705). Lúc này, bà đổ bệnh nặng và qua đời trong sự tiếc thương của nhiều người.
Để đền đáp cho sự cống hiến của bà, vua Khang Hy đã quyết định tự mình lo liệu hậu sự và để tang cho Tô Ma Lạt. Ông còn ra lệnh để mộ bà ở gần với mộ của Hiếu Trang Thái hậu tại điện Tạm An Phụng. Đây là một tiền lệ chưa từng có trước đó.
Về sau khi Ung Chính lên ngôi, ông quyết định sửa lại điện Tạm An Phụng thành Chiêu Tây lăng. Đồng thời, sang sửa lại mộ của Hiếu Trang Thái hậu và Tô Ma Lạt.
>>> Có thể bạn quan tâm: Choáng với học viện ở Trung Quốc toàn đào tạo "cung nữ"
Hiếm có một cung nữ nào tài sắc vẹn toàn giống như Tô Ma Lạt. Suốt những năm tháng cuộc đời, bà đã cống hiến hết mình vì hoàng tộc. Đây có lẽ là lý do mà bà được hoàng tộc trọng dụng đến vậy.
Nguồn: Sohu
Các vị vua thường được biết đến là người có rất nhiều phi tần. Thế nên, việc có nhiều con cũng là điều hết sức bình thường. Vậy đâu là vị vua nhiều con nhất lịch sử?
Theo một member trên Cộng đồng Ohman chia sẻ: "Trong danh sách dài các vị vua nhiều con nhất thế giới, vua Maroc với số lượng người con lên tới…867 người không khỏi khiến nhiều người ngỡ ngàng. >>> XEM TIẾP