Google Maps đã chỉ dẫn tài xế xe tải đi vào tuyến đường dành cho xe máy khiến người đàn ông này rơi xuống sông.
Agus Tri Pamungkas, một tài xế tại Indonesia đã sử dụng Google Maps để chỉ đường cho chiếc xe tải chở đá của mình đến một ngôi làng. Tuy nhiên, ứng dụng này đã dẫn người đàn ông này đi theo một con đường nhỏ phía trên sông Wos, vốn không phù hợp với ôtô và các loại xe kích thước lớn.
Người này cho biết càng đi sâu vào trong con đường càng hẹp lại và cảm thấy rất lo lắng. Càng đi đường càng hẹp và ông Agus nghĩ đến việc quay đầu xe nhưng đã muộn vì đường rộng không quá 3m và không đủ khoảng cách nên người đàn ông này không thể quay đầu xe. Đi được một đoạn, chiếc xe tải của ông Agus bị mắc kẹt và rơi xuống một dòng sông.
Cùng lúc đó, người dân địa phương đã phát hiện và sử dụng tre ở hai bên sông để giải cứu người đàn ông này tuy nhiên trên người Agus bị khá nhiều vết bầm do tai nạn trên.
Theo các quan chức tại Indonesia cho biết con đường mà Google Maps đã chỉ dẫn tài xế xe tải là tuyến đường dành cho xe máy. Để hạn chế tình trạng trên tái diễn, người dân tại ngôi làng sẽ làm biển cảnh báo các phương tiện lớn không nên sử dụng con đường gần vách đá.
Đây không phải lần đầu tiên các tài xế bị đẩy vào tình huống nguy hiểm khi đi theo chỉ dẫn của Google Maps hoặc các ứng dụng GPS. Tại Việt Nam, tình trạng Google Map dẫn người đi sai đã xảy ra rất nhiều lần.
Theo nhiều phượt thủ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sự cố trên là do người dùng quên chọn: "Phương tiện di chuyển" trên bảng tìm kiếm. Theo đó, Google Maps sẽ tự động tìm những cung đường ngắn nhất cho người đi bộ, vì vậy nhiều trường hợp tài xế xe hơi sẽ bị chỉ đi những cung đường qua ruộng, đồi, thậm chí là hẻm nhỏ.
Theo đó, khi dùng Google Maps, bạn nên tham khảo từng đoạn ngắn. Nếu đi giữa 2 tỉnh, việc đầu tiên là chọn đường quốc lộ. Khi tới gần điểm đến thì thì tìm lộ trình từ quốc lộ vào nơi có đường nhỏ.
Theo nhiều người dùng thông thạo Google Maps bạn cần hiểu rõ các cơ chế quy ước đường trên bản đồ, mỗi màu sắc chỉ một loại hình đường xá khác nhau. Ví dụ, màu vàng là đường lớn, vàng đậm hơn là cao tốc. Trong khi đó, màu trắng là ôtô có thể đi được, đường có màu trắng nhỏ, uốn lượn thì chỉ nên chạy xe máy.
Tổng hợp
Các thông tin Đời sống, Xã hội sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật tại mục Đời của YAN NEWS!