Đã khoảng chục năm nay tại Việt Nam không còn xuất hiện căn bệnh than, hay còn gọi là hậu bối gây ra những ổ mụn nhọt trên lưng, gáy người. Tuy nhiên mới đây căn bệnh này đã quay trở lại.
Bệnh viện Việt Đức một tháng qua tiếp nhận ba ca bệnh này, trong đó có cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài. Cùng tìm hiểu về các trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh nhé.
Việt Nam xuất hiện ba ca bệnh than sau hơn chục năm không có. (Ảnh chụp màn hình)
Bệnh hậu bối cần điều trị chuyên sâu
Bệnh hậu bối hay bệnh than là từ thuật ngữ Anthrax (hoặc Carbuncle) - có nghĩa là cụm nhọt. Người mắc bệnh sẽ xuất hiện mụn nhọt trên da tại, thường ở lưng, sau gáy và cảm thấy đau nhức. Tác nhân chính gây ra bệnh là do tụ cầu vàng Staphylococcus Aureu và thường mọc ở lưng, gáy.
Đối tượng dễ mắc bệnh than là những người sức đề kháng không tốt, người cao tuổi hoặc có bệnh nền là tiểu đường. Bệnh hậu bối không tự khỏi hoặc uống thuốc để hết bệnh mà phải được điều trị chuyên sâu. Người mắc không được tự ý đắp lá hay cùng thuốc bởi có thể khiến bệnh nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh than hay hậu bối cần được điều trị chuyên sâu. (Ảnh chụp màn hình)
>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về những cục mụn lâu năm khiến người xem phải rùng mình
Những dấu hiệu và triệu chứng hậu bối
Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh này khối mụn đỏ, kích ứng dưới da và có thể gây đau đớn khi chạm vào. Kích thước của khối u này bằng hạt đậu lăng hoặc bằng một loại nấm cỡ trung bình. Người mắc bệnh thường đi kèm cảm giác như ngứa, đau nhức cơ thể, mệt mỏi và tình trạng da trở nên xấu đi. Khi thấy có các triệu chứng, bạn cần đến ngay bệnh viện, phòng khám để được tư vấn, điều trị chứ không nên tự ý bôi thuốc, dùng lá đắp.
Các bác sĩ đang hỗ trợ điều trị bệnh nhân than. (Ảnh chụp màn hình)
>> Xem thêm: Người đàn ông 50 tuổi phải nhập viện do tai biến vì nặn mụn
Việt Nam xuất hiện ba ca bệnh than
Ba trường hợp điều trị bệnh than ở Bệnh viện Việt Đức bao gồm một người Sri Lanka và hai người người Việt Nam, một người 75 tuổi và một người 56 tuổi. Cả ba đều có bệnh nền là tiểu đường, đã được tiến hành phẫu thuật và hiện tại tình trạng đã ổn định hơn trước. "Tôi cảm thấy may mắn vì được chữa trị ở Việt Nam, sự cảm thông và chăm sóc y tế tuyệt vời", bệnh nhân người Sri Lanka chia sẻ với VnExpress.
Bệnh nhân than người Sri Lanka đang được điều trị tại Việt Nam. (Ảnh: VnExpress)
Bác sĩ hỏi thăm một bệnh nhân than vừa được điều trị. (Ảnh: TTXVN)
>> Đừng bỏ lỡ: Từ năm 2020, chỉ được bán thuốc kháng sinh khi có đơn thuốc
Điều quan trọng nhất khi có hoặc phát hiện bệnh là không được tự ý điều trị, bôi thuốc mà phải đến các cơ sở y tế, phòng khám chất lượng để kiểm tra, tránh tình trạng bị nhầm lẫn giữa bệnh lên mụn nhọt thông thường và bệnh than (hay hậu bối).
Thông tin từ: VnExpress.
Cùng cộng đồng đón đọc các tin tức khác tại YAN nhé!
Các biện pháp khắc phục tại nhà để tránh tái phát bệnh hậu bối
Sau khi điều trị thành công, người bệnh mắc hậu bối (hay bệnh than) cần chú ý về việc sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo vệ sinh và giảm thiểu nhiễm trùng, khả năng tái phát bệnh:
- Đắp lên nơi viêm nhiễm miếng vải ẩm sạch và ấm mỗi ngày, để yên trong khoảng 15 phút để giúp dịch thoát nhanh.
- Vệ sinh da với xà bông để kháng khuẩn.
- Sau khi đã tiến hành phẫu thuật, cần thay băng thường xuyên.
- Rửa tay với xà phòng nếu có chạm vào khu vực bị viêm.