Mỗi một cá thể đang tồn tại trong chúng ta là một chiếc đồng hồ sinh học hoạt động có quy luật theo tuyến tích của thời gian. Chỉ có bản thân bạn mới cảm nhận được cơ thể của mình đang có những chuyển đổi tích cực hay tiêu cực mà thôi.
Có bạn hay gặp phải cảnh giật mình tỉnh giấc vào ban đêm? Nếu có, hãy tra ngay ý nghĩa của những biểu hiện dưới đây để có cái nhìn đúng nhất về hiện tượng tưởng như "không có gì" này.
Khi bạn cứ giật mình vào khoảng 9-11 giờ đêm
Nếu bạn là người có thói quen đi ngủ từ rất sớm, tức là khoảng 7-8h tối, thế nhưng cơn say giấc của bạn luôn bị gián đoạn thức từ 21-23h, điều đó có nghĩa là bạn đang quá lo lắng về vấn đề tài chính hoặc đang trong trạng thái căng thẳng.
Làm sao bạn có thể chợp mắt khi mà trong tiềm thức luôn phải chiến đấu với những rắc rối, suy tính, cân đo thiệt hơn. Điều duy nhất mà bạn nên làm là hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, ngừng đào sâu những vấn đề gây lo lắng và sự tiêu cực. Từ đó, bạn sẽ hạn chế việc bị thức giấc vào khoảng thời gian này.
Khi bạn cứ giật mình vào khoảng 11-1 giờ sáng
Theo các nhận định từ nền y học cổ truyền Trung Hoa, 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng là khung thời gian hoạt động của túi mật. Đột nhiên thức giấc vào thời điểm này chứng tỏ bạn đang có những dấu hiệu về cơ thể.
Nếu muốn có một giấc ngủ ngon, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc: tránh ăn chất béo bão hòa; ăn 1 ngày 3 bữa, đầy đủ chất và không bỏ bữa; cố gắng tập thể thao...
Khi bạn cứ giật mình vào khoảng 1-3 giờ sáng
Khung thời gian này được Đông Y gọi là kinh lạc (đường khí huyết vận hành trong cơ thể). Khi ấy, nó sẽ liên kết với gan để đào thải chất độc. Không cần quan tâm đến thời gian đi ngủ, nếu bạn thức giấc vào khoảng thời gian từ 1-3 giờ sáng, điều đó có nghĩa là gan của bạn đang có vấn đề.
Vào khoảng thời gian đặc biệt này, các độc tố gây hại trong cơ thể sẽ bị đẩy ra ngoài và bắt đầu quá trình phục hồi một hệ tuần hoàn mới. Bên cạnh đó, gan phá vỡ các độc tố. Vì vậy, việc tiếp xúc quá nhiều độc tố trong ngày có thể khiến bạn thức giấc. Hãy cố gắng uống nhiều nước lạnh, ăn nhiều rau củ và giải quyết ổn thỏa các vấn đề làm bạn tức tối để có một đêm yên giấc.
Nếu tình trạng xấu vẫn diễn ra, nên báo ngay cho bác sĩ để có phương án giải quyết kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.
Khi bạn cứ giật mình vào khoảng 3-5 giờ sáng
Y học hiện đại chỉ ra rằng, trong khung giờ từ 3-5 giờ sáng là thời điểm phổi làm việc. Tỉnh giấc trong khoảng thời gian này cho thấy phổi của bạn đang có vấn đề. Để trở lại giấc ngủ, hãy tập cách hít thở thật chậm và sâu, tĩnh tâm hoặc ngồi thiền có thể giúp bạn nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ một lần nữa.
Trường hợp với những bạn đi ngủ muộn và thức giấc lúc 3-5 giờ sáng thì lại khác, có lẽ cơ thể của bạn đang gặp một số vấn đề về rối loạn. Như đã nói, khoảng thời gian này phổi chúng ta đang trong giai đoạn sửa chữa và cơ thể tràn ngập oxy. Việc của bạn là cố giữ ấm cho chính mình để giúp phổi thực hiện tốt chức năng cơ thể.
Khi bạn cứ giật mình vào khoảng 5-7 giờ sáng
Nếu bạn là người tuân thủ một chế độ ăn - nghỉ lành mạnh, xây dựng chế độ sinh hoạt cực kỳ khoa học, đi ngủ sớm và dậy sớm thì thức giấc vào 5 hoặc 7 giờ sáng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, đối với những người ngủ muộn thì đó là điềm báo cho hệ tiêu hóa đang trong trạng thái rất kém.
Đây là thời điểm độc tố còn lại bị phá vỡ trong đêm để đẩy độc tố ra khỏi hệ thống. Vì vậy, những ai có chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc một tinh thần không vững vàng sẽ không thể ngủ ngon vào thời điểm này.
Trong quan niệm dân gian và cả chủ nghĩa thần thánh hóa, việc thức dậy vào khoảng 3 giờ sáng liên quan đến vấn đề tâm linh. Thực chất, lúc này vùng vỏ não trước trán điều khiển suy nghĩ, tự ra quyết định và kiểm soát khi bạn chưa tỉnh hẳn. Khi đó mọi nhận thức vô cùng mông lung và bạn khó có khả năng suy đoán rằng bạn nhìn thấy điều siêu nhiên là thực hay mơ.
Hãy giữ cho mình một nhịp sống điều độ và lành mạnh. Khi ấy, bạn sẽ chẳng còn phải quan tâm tới việc "thức giấc vào nửa đêm gây hại gì cho sức khỏe?" nữa.