Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ diễn ra ngày 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra quyết định 28 tỉnh, thành thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ lây lan dịch Covid-19 sẽ dừng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Riêng Hà Nội, Hà Giang, Bắc Ninh thuộc nhóm có nguy cơ nhưng những nơi trên địa bàn vẫn còn nguy cơ cao như Thường Tín, Mê Linh... vẫn phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16.
TP. Hà Nội vắng vẻ trong những ngày đầu tháng tư (Ảnh: Hanoimoi)
>>Xem thêm: Bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đạt tiêu chuẩn châu Âu
Xe buýt, xe khách tại TP.HCM vẫn ngưng hoạt động
Về tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn TP.HCM, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã có thông báo như sau: Tất cả các hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh; xe buýt; xe chạy hợp đồng và xe du lịch (trừ xe dưới 9 chỗ) vẫn sẽ phải ngưng hoạt động từ 23/4 đến 3/5.
Các trường hợp đặc biệt được phép đi lại phải có lý do công vụ hoặc cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết. Ngoài ra còn có xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chở vật liệu xây dựng.
Đường phố TP.HCM đông đúc sau những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội (Ảnh: Pháp luật online)
Tuy nhiên tất cả các chuyến xe này phải thực hiện khử trùng trước và sau khi đón khách. Bên cạnh đó, không vận chuyển quá 50% số ghế trên xe và không quá 20 người trên 1 chuyến. Những người có mặt trên xe bao gồm nhân viên phục vụ, hành khách, lái xe phải kiểm tra y tế và khai báo y tế trước khi lên xe, đồng thời đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.
Người dân TP.HCM bắt đầu ra đường nhiều hơn vào những ngày cuối thực hiện giãn cách xã hội (Ảnh: Lao động)
>>Đọc thêm: Covid-19 tại Mỹ: Thêm hơn 27.000 ca nhiễm và 2.802 trường hợp tử vong
TP.HCM cho phép taxi, xe ôm công nghệ được hoạt động
Cũng theo thông báo của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, xe taxi và xe hợp đồng, xe du lịch (đều dưới 9 chỗ), xe ôm công nghệ được phép hoạt động trở lại trên địa bàn TP.HCM từ ngày 23/4.
Tuy nhiên tất cả các tài xế lưu ý không vận chuyển hành khách không chấp hành quy định. Ngoài ra các hành khách buộc phải đeo khẩu trang và khai báo y tế theo đúng quy định khi sử dụng dịch vụ.
Lực lượng chức năng kiểm tra y tế đối với tài xế trên đường quốc lộ (Ảnh: Tự Sang)
Trong thời gian sắp tới, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng sẽ có trách nhiệm tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh và quản lý thực hiện nghiêm các chỉ đạo để kịp thời đề xuất, tham mưu cho Sở Giao thông Vận tải xem xét.
>>Đọc thêm: Gói hỗ trợ 62.000 tỉ sẽ sớm đến tay người bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Thủ tướng chấp thuận xếp Hà Nội vào nhóm nguy cơ
Hôm nay là ngày cuối cùng các tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ cao thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Vì thế trong cuộc họp Thường trực Chính phủ diễn ra chiều 22/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra kết luận về việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Dù dịch Covid-19 đã tạm thời nằm trong tầm kiểm soát nhưng người dân vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch (Ảnh: YAN)
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phủ đã đưa ra chấp thuận việc Hà Nội được xếp vào nhóm có nguy cơ lây lan dịch, trong khi trước đó Hà Nội là một trong những địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, một số nơi tại Hà Nội có ca nhiễm mới chưa đủ 14 ngày như Mê Linh, Thường Tín vẫn là những địa bàn có nguy cơ cao. Còn lại các quận, huyện khác trên địa bàn Hà Nội có nguy cơ.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, tất cả những địa bàn có nguy cơ cao cần tiếp tục thực hiện nghiêm tục việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Việc thực hiện giãn cách xã hội với những địa bàn có nguy cơ cao sẽ do Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đưa ra quyết định.
Một chốt kiểm dịch y tế trên đường quốc lộ (Ảnh: moitruong.net)
Điều này cũng áp dụng với những địa bàn thuộc tỉnh Bắc Ninh, Hà Giang có bệnh nhân nhiễm bệnh gần đây. Như vậy, tất cả những tỉnh, thành thuộc nhóm có nguy cơ cao trước đó đều được xếp vào nhóm có nguy cơ tính từ 0h ngày 23/4. Điều này đồng nghĩa với cả nước cơ bản đã dừng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Dù đã có một số nới lỏng trong việc thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian tới nhưng người dân vẫn cần nghiêm túc thực hiện các quy định, khuyến cáo của Bộ Y tế, không nên ra đường nếu không có việc cần thiết.
Cùng cập nhật những tin tức cộng đồng tại YAN!
Bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đạt tiêu chuẩn châu Âu
Việc nghiên cứu và sản xuất được bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 là một trong những thành quả trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19 của nước ta.
Tháng 3 vừa qua, bộ xét nghiệm Covid-19 do Bộ Khoa học và Công nghệ giao Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sản xuất, thời điểm đó đã có rất nhiều quốc gia đặt mua.
Mới đây, bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam tiếp tục được Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS). Sau khi được cấp CE, bộ sản phẩm này vẫn được lưu hành tại toàn châu Âu...Xem thêm!
Các diễn biến mới nhất về dịch Covid-19 sẽ liên tục được cập nhật TẠI ĐÂY!