Bạn có còn dám ăn thịt bít tết khi xem xong đoạn clip này?
Cộng đồng mạng đang vô cùng lo lắng trước thông tin thịt bít tết được nhiều nhà hàng làm từ thịt vụn và “keo dính thịt” mà ông Greg Mrvich – nhà sáng lập kênh nấu ăn Ballistic BBQ đã tuyên bố.
Miếng thịt đang được ông thử nghiệm rắc bột keo dính thịt. (Ảnh: Internet)
Được biết, chất keo dính thịt này còn được gọi là một loại enzyme transglutaninase dạng bột. Nó được làm từ huyết tương gia súc, thường được dùng trong công nghệ sản xuất xúc xích, cá viên, cá bò…
Ông Greg còn cho biết, việc sử dụng chất keo dính này thường được những nhà hàng buffet sử dụng để giảm chi phí trong khâu mua nguyên liệu. Ông cũng đã thực hiện ngay một đoạn clip ngắn để chứng minh những lời mình nói là sự thật.
Khi miếng thịt được "chắp vá" bằng chất keo dính thịt. (Ảnh: Internet)
Đoạn clip ghi lại toàn bộ cảnh Greg “chắp vá” những miếng thịt bò lại, và sau một thời gian nhất định thì những miếng bò vụn đã được “hóa phép” thành những miếng thịt nguyên vẹn không khác gì bít tết hảo hạng tại các nhà hàng.
Cũng mới đây, tờ báo New Paper tại Singapore đã đăng tải bình luận của một đầu bếp : “Keo dính thịt được dùng để kết dính những miếng thịt kém chất lượng hoặc thịt vụn lại với nhau thành một tảng lớn. Khi cắt ra trông chúng đẹp mắt, tươi ngon chứ không hề xấu xí như ta tưởng tượng”.
Những miếng thịt vụn được "chắp vá" thành từng tảng lớn. (Ảnh: Cắt clip)
Sau đó bọc lại kĩ càng. (Ảnh: Cắt clip)
Sau một thời gian nhất định thì chúng có thể mang ra sử dụng. (Ảnh: Cắt clip)
Miếng thịt sau khi được cắt ra thì trông không khác gì thịt nguyên tảng bình thường.(Ảnh: Cắt clip)
Vào năm 2011, tại Australia, một nữ thực khách khi ăn bít tết ở một nhà hàng, đã cảm thấy sự bất thường ở miếng thịt. Cô bèn chụp hình miếng bít tết và gửi cho các chuyên gia ẩm thực kiểm tra. Họ cho rằng miếng bít tết cô sử dụng có khả năng đã bị xử lí qua keo dính thịt.
Chính ông Greg cũng cho biết: “Dù cho bạn có là một đầu bếp, thì bạn vẫn khó thể phân biệt được món bít tết đã qua sử dụng keo dính thịt. Bản thân tôi khi chế biến và dùng thử thì vẫn cảm thấy mùi vị của nó rất ngon”.
Tuy nhiên, Giáo sư Wiliam Chen – ĐH Nanyang Singapore cho biết: “Trong quá trình chế biến, vi khuẩn sẽ sinh sôi do các miếng thịt không còn tươi. Mà bít tết thì ta thường dùng tái, không chín kĩ nên không thể tránh khỏi việc những miếng thịt này đã bị nhiễm khuẩn, dễ gây tiêu chảy, ngộ độc hay viêm đường ruột”.