Sau Trung Quốc, mới đây, Campuchia cũng đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. Thông tin từ Bộ Y tế Campuchia cho biết, bệnh nhân là một người phụ nữ, mới trở về từ Ghana - quốc gia thuộc khu vực Tây Phi.
Những thông tin cụ thể được đăng tải trên trang Reuters. (Ảnh: Reuters)
Campuchia có ca nhiễm Omicron đầu tiên
Reuters đăng tải, bệnh nhân nhiễm Omicron đầu tiên của Campuchia là một người phụ nữ 23 tuổi, có kết quả dương tính sau khi từ Ghana quá cảnh Dubai, Thái Lan trở về (ngày 12/12). Ngay sau khi phát hiện, cơ quan y tế Campuchia đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp y tế theo quy định đối với trường hợp này. Đồng thời tăng cường kêu gọi bà con tiêm chủng đầy đủ và thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh.
Hiện tại, Thái Lan đã tăng cường công tác tuần tra biên giới hơn nhằm đề phòng lao động nhập cư bất hợp pháp từ Campuchia cố gắng vượt biên về nước. Đây cũng là một trong những biện pháp của quốc gia này trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Omicron.
Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, tính tới ngày 14/12 vừa qua, đã có 77 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc biến thể Omicron. Khả năng cao biến thể này đã hiện diện ở nhiều nước nhưng chưa được phát hiện ra.
Campuchia tăng cường kiểm soát người nhập cảnh vì biến chủng Omicron. (Ảnh: Reuters)
>>Xem thêm: Nước láng giềng của Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên
TP.HCM xây dựng "thế trận y tế" ứng phó với Omicron
Như vậy, đến nay đã có 2 quốc gia sát cạnh Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron. Trước tình hình đó, UBND TP.HCM đã nhanh chóng xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến thể mới trên địa bàn thành phố. Cụ thể, UBND đề nghị các cửa khẩu hàng không, hàng hải thực hiện nghiêm mọi quy định về kiểm dịch y tế.
Trong đó phải đặc biệt chú trọng đến những điều sau: yêu cầu hành khách thuộc chuyến bay quốc tế có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh; tổ chức cách ly kiểm dịch, xét nghiệm kiểm tra Covid-19 theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Riêng với các chuyến bay, chuyến tàu xuất phát hoặc có hành khách đến từ những quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron, phải bắt buộc cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này (không cho phép cách ly tại nhà), bất kể trước đó họ đã tiêm vaccine hoặc mắc Covid-19 hay chưa.
Đã tìm ra cách kéo dài hiệu quả của vaccine, có thể chống cả biến chủng mới.
Đồng thời, tại các cơ sở y tế, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... thành phố cũng sẽ tổ chức hoạt động theo dõi sức khỏe, tầm soát, sàng lọc nhằm phát hiện và thông báo sớm cho cơ quan chức năng những ca nghi nhiễm có liên quan đến người nhập cảnh, nghi ngờ tái nhiễm Covid-19. Từ đó nhanh chóng thực hiện xét nghiệm, kiểm tra; bởi rất có thể có những ca không phát hiện nhiễm trong quá trình cách ly kiểm dịch sau nhập cảnh.
Các phòng xét nghiệm cũng phải chủ động phát hiện sớm các trường hợp nhiễm biến thể Omicron bằng cách xem xét dấu hiệu thiếu gene S trong mẫu xét nghiệm RT-PCR dương tính với Covid-19. Mọi trường hợp dương tính thuộc nhóm người nhập cảnh trong vòng 28 ngày và người tái nhiễm Covid-19 đều phải được thực hiện xét nghiệm giải trình tự gene.
Nếu chẳng may ghi nhận ca nhiễm Omicron, phải khẩn trương điều tra truy vết, tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp xúc gần nhằm kịp thời xử lý dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Ngay khi mức độ nguy hiểm về khả năng lây lan và gây bệnh nặng của biến thể Omicron được cập nhật, mọi nơi đều phải triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tương ứng như truy vết, cách ly tập trung nghiêm ngặt đối với người tiếp xúc gần (F1).
Việt Nam tăng cường công tác phòng chống dịch. (Ảnh: VOV)
>>Có thể bạn quan tâm: Cách xử lý phù hợp khi người dân test nhanh cho kết quả dương tính
Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy ngoài đẩy mạnh tiêm chủng, bà con cũng nên chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN
WHO: OMICRON LAN NHANH "CHƯA TỪNG THẤY"
Mới đây, trong cuộc họp báo trực tuyến của mình, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra nhiều lời cảnh báo về Omicron. Cụ thể, theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu: "Omicron đang lây lan với tốc độ mà chúng tôi chưa từng thấy ở bất kỳ biến chủng nào trước đó. Ngay cả khi Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn, số lượng ca nhiễm tăng thẳng đứng có thể một lần nữa gây quá tải các hệ thống y tế chưa được chuẩn bị".
Cũng theo báo cáo từ WHO, hiện nay biến chủng Omicron đã được ghi nhận tại 77 quốc gia và có thể sẽ hiện diện ở phần lớn thế giới. Vì vậy, biến chủng này không nên bị coi là "nhẹ".
Bên cạnh đó, theo ý kiến từ Mike Ryan, giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp của WHO, cho biết hiện nay, các vaccine ngừa Covid-19 vẫn có hiệu quả cao, giúp cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể trước nguy cơ trở nặng và không qua khỏi.