Thanh niên lừa bán cả chốt công an phường ở chợ lấy 1,5 tỷ đồng

16:50 02/03/2021

Mới đây, đối tượng T.Đ.Q., 42 tuổi, ngụ quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bị Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội ban hành cáo trạng truy tố vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, bị can Q. đã mạo danh là người sở hữu ki ốt gắn biển chốt an ninh trật tự của Công an phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội rồi lừa bán cho người khác.

 
Nơi xảy ra sự việc là tại ki ốt chợ Hà Đông (Ảnh: VOV)
Nơi xảy ra sự việc là tại ki ốt chợ Hà Đông (Ảnh: VOV)

>>Xem thêm: Những thiên tài lừa đảo nổi tiếng nhất mọi thời đại

Mạo nhận là quản lý chốt an ninh trật tự của phường

Theo thông tin trên Vnexpress, vì muốn tìm hiểu về chủ trương chuyển ki ốt treo biển Công an phường Nguyễn Trãi từ tầng 1 lên tầng 2 tại chợ Hà Đông, tháng 7/2016, Q. đã đến gặp Trưởng Công an phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông và Ban Quản lý chợ Hà Đông hỏi. Tuy nhiên cả hai phía đều trả lời Q. là không biết, sau đó đối tượng được hướng dẫn đến UBND quận Hà Đông.

 
Ki ốt được sử dụng làm chốt đảm bảo an ninh trật tự chợ Hà Đông đặt tại tầng 1 của chợ (Ảnh: Tạp chí doanh nghiệp và hội nhập)
Ki ốt được sử dụng làm chốt đảm bảo an ninh trật tự chợ Hà Đông đặt tại tầng 1 của chợ (Ảnh: Tạp chí doanh nghiệp và hội nhập)

Được biết gian ki ốt này rộng 42m2, trên cửa có treo biển ghi chữ "Công an chợ Hà Đông - Công an phường Nguyễn Trãi" do Công an phường quản lý, sử dụng làm chốt đảm bảo an ninh trật tự cho khu chợ.

Bẵng đi một thời gian, đến tháng 12/2016, Q. gặp chị N.T.K.O. và tự nhận ki ốt này là của mình. Đối tượng ngỏ ý muốn bán lại với giá 1,5 tỷ đồng. Khi chị O. cảm thấy chưa đủ tin tưởng và thắc mắc thì O. liền hứa sẽ lo đầy đủ thủ tục giấy tờ sang tên, chỉ cần chị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

>>Xem thêm: Rộ tin lừa đảo từ việc xem video, đọc báo soát lỗi chính tả

Thủ đoạn lừa đảo của đối tượng

Sau khi chị O. đồng ý mua lại ki ốt với giá đề nghị, Q. liền yêu cầu chị chuyển trước 500 triệu đồng với lý do để làm thủ tục sang tên. Chị O. không chút nghi ngờ và đã chuyển cho đối tượng số tiền đặt cọc này.

Ngày 3/3/2017, UBND quận Hà Đông cho biết không có chủ trương chuyển đổi hay cho thuê ki ốt này. Đây cũng là thời điểm cần chuyển nhượng, bàn giao ki ốt như đã cam kết nên đối tượng Q. liền nói với chị O. chờ thêm một thời gian nữa vì đang có một số khúc mắc trong thủ tục, cần chờ để giải quyết. 

 
Ki ốt trong chợ (Ảnh: BĐS)
Ki ốt trong chợ (Ảnh: BĐS)

>>Có thể bạn chưa biết: Gần 800 cuộc gọi lừa đảo tiền chỉ trong vòng 6 tháng năm 2020

Đến tháng 9/2017, dù đã quá hạn cam kết khá lâu nhưng Q. vẫn không bàn giao ki ốt cho chị O. Ngoài ra, số tiền 500 triệu đồng chị O. đưa ban đầu Q. đã tiêu hết.

Sự việc sau đó được báo cáo với cơ quan điều tra. Qua xác minh, công an kết luận Q. không phải cán bộ hay nhân viên làm việc tại Ban Quản lý chợ Hà Đông và cũng không được quản lý, sử dụng bất cứ ki ốt nào tại chợ. Cơ quan chức năng cho biết, ki ốt treo biển "Công an chợ Hà Đông - Công an phường Nguyễn Trãi" nằm ở tầng 1 do Công an phường Nguyễn Trãi quản lý, sử dụng; không được sử dụng sai mục đích, không được cho thuê, cho mượn và hiện đang là chốt đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực chợ.

Hiện đối tượng Q. đã bị truy tố bị can về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điều 174 Bộ luật Hình sự.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

CẢNH GIÁC VỚI CÁC CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO

Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của các nạn nhân để thực hiện hành vi lừa gạt, chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, trước khi đàm phán một thỏa thuận mua bán nào đó, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ. Để chắc chắn, người dân có thể tìm đến cơ quan chức năng, cơ quan quản lý tại địa phương để tìm hiểu thông tin. Đây chính là nguồn tin uy tín nhất.

Ngoài ra, không nên tin tưởng người ngoài chỉ qua những lời nói suông. Trước khi bàn giao một số tiền lớn cần có sự chứng kiến, làm chứng của người khác hoặc cơ quan chính quyền.

Xem thêm tại đây!