Vậy để tiết kiệm chi phí nhất cho hành trình đi du lịch Huế từ Đà Nẵng, bạn nên đi đâu, ăn gì?
1. Phương tiện di chuyển để đi du lịch Huế từ Đà Nẵng
- Tham khảo Tour Tham Quan Huế, Hội An, Đà Nẵng tùy chỉnh tại đây
- Hoàn tiền thêm 2.4% khi đặt qua Shopiness. Xem hướng dẫn
- Tìm kiếm ưu đãi tự động với Trợ lý ảo Amy.
Huế - Đà Nẵng chỉ cách nhau khoảng hơn 100km, chính vì vậy, việc di chuyển bằng xe máy là phương tiện lý tưởng nhất, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa có thể ngắm cảnh ngay trên đường đi chuyển.
Nếu bạn không chắc chắn về tay lái của mình, bạn có thể di chuyển bằng tàu hỏa cũng là phương tiện khá hợp lý khi có thể lượn quanh đèo Hải Vân ngắm nhìn thành phố Đà Nẵng và biển Lăng Cô đẹp một cách mê hồn.
Di chuyển từ Đà Nẵng ra Huế bằng xe ô tô cũng là lựa chọn khá hợp lý, bạn chỉ mất từ 200.000 đồng/ một chiều. Đặt xe riêng từ 2 người tại đây.
Mỗi loại phương tiện sẽ có những thú vị riêng, tuy nhiên nếu di chuyển bằng tàu hỏa hay xe ô tô, bạn sẽ không thể tham quan, check-in ở các địa điểm nổi tiếng trên đèo Hải Vân như cây thông cô đơn, khúc cua thần thánh, Hải Vân quan… Không những vậy, ở cuối đoạn đèo bạn sẽ được chìm ngập trong khung cảnh tuyệt đẹp của biển Lăng Cô.
2. Nên đến Huế vào thời gian nào?
Mỗi năm có 4 mùa, ấy thế nhưng ngay chính cả người Huế như mình chỉ đều khẳng định là Huế chỉ có 2 mùa rõ rệt, mùa nắng chói chang và mùa mưa dầm dề. Ấy thế mà lại là cái hay, cái đặc biệt của Huế. Và cho dù bạn đến Huế vào thời gian nào, mình cũng đều sẽ thấy có những nét quyến rũ riêng.
Du khách đến Huế, người gốc Huế đều có ít nhiều kinh nghiệm với khí hậu Huế. Huế bão lụt liên miên vì mưa nhiều gió to. Tháng 7 trời mưa. Tháng 9, hay có mưa dầm, hay thậm chí:
Ông tha mà bà chẳng tha,
Trời cho cái lụt 23 tháng 10.
Nếu là tín đồ của lễ hội, mình nghĩ bạn nên đến Huế vào khoảng tháng 4 âm lịch. Đây là khoảng thời gian tổ chức Festival Huế hằng năm (Festival và Festival làng nghề). Cho dù là thời điểm lễ hội, thế nhưng không giống như những nơi khác, đến Huế bạn vẫn trải nghiệm được nhịp sống không trôi quá nhanh, không đắt đỏ và không chặt chém.
Còn nếu bạn muốn có những bức hình lung linh, những trải nghiệm địa phương, hãy đến Huế vào những tháng nắng ráo, từ tháng 1 đến tháng 3 mát mẻ hay vào mùa thu từ tháng 6 đến tháng 11. Khoảng thời gian này Huế chuyển sang thu (mặc dù thỉnh thoảng vẫn có những cơn mưa) nhưng trời rất là dịu, những con đường rợp bóng hoa bằng lăng tím đến thổn thức.
3. Lịch trình tham quan Huế 1 ngày
- Tham quan Lăng Khải Định
- Giá vé: 100.000 đồng
- Tham khảo thêm thông tin giá vé vào cửa các địa điểm tham quan khác tại đây
Ứng Lăng hay còn gọi là Lăng Khải Định – nơi chôn cất vua Khải Định – vị vua thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn.
Nếu như người ta nhắc tới lăng vua Tự Đức “đậm chất thơ” thì lăng Khải Định nổi tiếng bởi sự phá cách, độc đáo về kiến trúc và nghệ thuật. Ứng Lăng độc đáo bởi chịu ảnh hưởng bởi nhiều tôn giáo khác nhau như: cột trụ ảnh hưởng Phật Giáo, hàng rào hình Thánh Giá ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo, cột trụ cổng hình tháp ảnh hưởng Ấn Độ Giáo và cả Roman, Gotique,…
Vua Khải Định xây dựng lăng trong vòng 11 năm, người ta nói ông dành cả quãng thời gian trị vì chỉ để xây dựng các công trình cho dòng họ và lăng tẩm của mình. Nguyên vật liệu được ông mua từ Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản tốn biết bao tiền của.
Ông còn xin chính quyền cai trị (Pháp) tăng 30% thuế điền để lấy tiền xây lăng, đây là một trong những hành động khiến ông bị lịch sử lên án. Tuy nhiên, cũng vì thế mà ông để lại được cho thế hệ ngày nay một công trình kiến trúc độc đáo.
- Tham quan Lăng Tự Đức
- Giá vé: 100.000 đồng
- Tham khảo thêm thông tin giá vé vào cửa các địa điểm tham quan khác tại đây
Được mệnh danh là một trong những công trình đẹp nhất của thời nhà Nguyễn, lăng Tự Đức là nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ Tự Đức. Với kiến trúc mang đậm nét tinh tế, bao bọc bởi một không gian xanh mượt của núi rừng cây cỏ, lăng Tự Đức được xây dựng phù hợp với một tâm hồn thi sĩ lãng mạn, mộng mơ nhưng không kém phần uyên bác, thâm thúy.
Lăng Tự Đức được xây dựng thể hiện rõ nét con người của nhà vua thời nhà Nguyễn: có sự uy nghiêm, uy quyền nhưng không kém phần nhẹ nhàng, thanh thoát, đầy chất văn thơ, nghệ sĩ. Những đầm sen bát ngát, những cây cầu nhỏ nhỏ bắc qua hồ, những khu đền chùa miếu mạo ngập mùi khói hương nghi ngút,… chắc chắn sẽ khiến cho khách du lịch có một chuyến đi không thể nào quên!
- Tham quan làng hương Xuân Thủy
Làng hương Xuân Thủy nằm cách Lăng Tự Đức khoảng 500m, ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng, làng hương Xuân Thủy lúc nào cũng rực rỡ với những gam màu tươi tắn và cách trưng bày bắt mắt.
Hương thắp thường chỉ có 2 màu cơ bản là đỏ và nâu. Nhưng để bắt mắt du khách hơn, những người thợ tại đây đã tìm tòi, sáng tạo, tìm cách phối thành nhiều màu để nhuộm chông. Từng bó chông hương với đủ loại màu sắc, xòe thành từng chùm, dựa vào nhau rồi tỏa ra như những đóa hoa và cứ thế níu chân không biết bao đoàn du khách.
- Tham quan chùa cổ Thiên Mụ
Sau khi rời làng hương Xuân Thủy, điểm đến tiếp theo là chùa cổ Thiên Mụ (hay còn gọi là Linh Mụ). Ngôi chùa này có gì đặc biệt?
Chùa Thiên Mụ được chúa tiên Nguyễn Hoàng xây cách đây hơn 400 năm (1961), trong một lần ông đi dọc sông Hương lên thượng nguồn, ông bắt gặp ngọn đồi có hình giống như Rồng đang ngoái đầu nhìn lại.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”.
Chúa Nguyễn Hoàng bèn cho xây dựng một ngôi chùa ngay tại ngọn đồi này và đặt tên là Thiên Mụ. Có thể nói, chùa Thiên Mụ có giá trị tâm linh rất quan trọng với các đời vua - chúa nhà Nguyễn.
Cùng với thời gian, chùa Thiên Mụ chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta.
- Dùng bữa trưa: bánh ướt thịt nướng
Bánh ướt thịt nướng Huyền Anh là món ăn đặc sản nổi tiếng ở Huế từ lâu.
Miếng thịt ba chỉ thái mỏng trên bếp than hồng béo ngậy, dậy mùi thơm ăn kèm với rau thơm giá và xà lách nhưng món bánh này ngon thì quan trọng nhất thuộc về nước chấm – loại nước chấm hết sức đặc biệt, được các chủ hàng chế biến từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi, ớt… như một bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Dĩa bánh ướt thịt nướng tầm 20.000 – 25.000 đồng nhưng lại rất to.
- Tham quan Đại Nội kinh thành Huế
- Giá vé: 150.000 đồng
- Tham khảo thêm thông tin giá vé vào cửa các địa điểm tham quan khác tại đây
Đại Nội hay còn gọi là Hoàng Thành là nơi sinh sống và làm việc của các đời vua và hoàng tộc. Được xây dựng năm 1804 bởi vua Gia Long, nhưng tới năm 1833 mới hoàn thành, với khoảng 147 công trình lớn nhỏ. Tuy nhiên sau chiến tranh số công trình còn lại rất ít.
Đại Nội Huế đẹp theo kiểu cổ xưa, mang chút trang nghiêm và hoài cổ. Tiến vào bên trong Đại Nội bạn có thể tham quan thêm một số địa điểm khác ở bên trong như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, nhà hát Duyệt Thị Đường, Vườn Cơ Hạ, Thái Bình Lâu, Lầu Tứ Phương Vô Sự,… hay đến thăm Bảo tàng Cổ vật Cung Đình Huế nơi được trưng bày và lưu giữ hơn 8.000 cổ vật quý giá.
- Đến chợ Đông Ba mua đặc sản
Khép lại hành trình các địa điểm tham quan nổi tiếng mà ai đến Huế cũng phải ghé, bạn nên ghé đến chợ Đông Ba để mua sắm và thưởng thức ẩm thực Huế. Chợ Đông Ba là một trong những địa điểm mua sắm nổi tiếng ở Huế.
Những tinh tuý văn hoá vật chất của Thừa Thiên - Huế còn giữ được cho đến nay đều có thể tìm thấy ở chợ Ðông Ba như: nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Song Hỷ, dâu Truồi, chè Tuần, quýt Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, sen khô hồ Tịnh, hàng mã hoa giấy làng Sình… và cả những món ăn Huế truyền thống, bình dân như: cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái, chè đậu ván...
4. Những điều cần lưu ý khi đi Huế 1 ngày
- Mang theo mũ hoặc ô: nắng miền Trung ghê lắm, mọi người nhớ mang theo mũ, nón hoặc ô để che nắng nhé! Bạn nào chăm sóc da kỹ thì mang cả kem chống nắng đi.
- Mang theo máy ảnh: cảnh ở Huế rất đẹp, mọi người nhớ mang theo thiết bị chụp ảnh (điện thoại hoặc máy ảnh) để ghi lại sau này về xem nhé!
- Tư trang gọn gàng, kín đáo, nên đi giày thể thao: du lịch Huế 1 ngày bạn sẽ phải đi bộ nhiều, nên tốt nhất là ăn mặc gọn gàng, đi giày thể thao tiện di chuyển. Đặc biệt là những công trình tâm linh như chùa, hay Đại Nội… bạn sẽ không được vào nếu mặc đồ hở nhiều.
- Đến chợ Đông Ba mua sắm, mình mách nhỏ các bạn hãy xem thật kỹ lưỡng từng món hàng rồi bắt đầu hỏi người bán và trả giá nhé!
Chi phí đi Huế trong 1 ngày sẽ rơi vào khoảng từ 1.000.000 đồng/ người. Bên cạnh đó bạn có thể book liền tour du lịch Huế giá rẻ để tiết kiệm chi phí tại đây.
Ngoài chuyến đi trong 1 ngày, bạn cũng có thể tìm hiểu về các homestay Huế tiện nghi, vị trí thuận lợi để ở lại và thưởng thức những hoạt động thú vị vào ban đêm.
>>>> Xem thêm 6 Homestay đẹp ở Huế “Đến Ở Chẳng Muốn Về”
Đại Nội về đêm. FB: Ly C. Kiet
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Huế 1 ngày mà mình đã tổng hợp được. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, bạn sẽ có một chuyến đi Huế từ Đà Nẵng trọn vẹn và tiết kiệm nhất.
(Nguồn: tổng hợp)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Shopiness - Để không bao giờ bỏ lỡ khuyến mãi
Ứng dụng thông minh giúp bạn không bỏ lỡ khuyến mãi từ các thương hiệu yêu thích. Mua sắm, ăn uống, du lịch luôn được hoàn tiền, giảm giá từ hơn 100 thương hiệu: Shopee, Tiki, Lazada, CGV, BHD, Gogi House, Kichi Kichi, The Coffee House, Mytour…
Hoàn tiền đến từ đâu?
Khi bạn mua hàng của các thương hiệu thông qua Shopiness. Các thương hiệu sẽ trả cho Shopiness một khoản tiền hoa hồng. Shopiness sẽ lấy số tiền này chia sẻ với bạn. Vậy là bạn mua hàng luôn được giảm giá thêm 5-30% rồi nhé!
Tải miễn phí Shopiness tại đây
Từ khóa được tìm kiếm nhiều:
Kinh nghiệm du lịch Huế từ Đà Nẵng trong 1 ngày
Review du lịch Huế từ Đà Nẵng trong 1 ngày
Kinh phí du lịch Huế từ Đà Nẵng trong 1 ngày
Ăn gì, chơi gì tại Huế