Đối với nhiều nền văn hóa, chuột cống được xem là một loài vật có hại và gây bệnh cho con người. Tuy nhiên, ở ngôi đền này, mọi chuyện đều ngược lại.
Trong ngôi đền Karni Mata, Ấn Độ, chuột là loài vật nuôi được ưa chuộng. (Ảnh: Internet)
Đền Karni Mata là một ngôi đền thờ đạo Hindu. (Ảnh: Internet)
Ngôi đền cổ Karni Mata ở Rajasthan, Ấn Độ đã trở thành một sở thú dành riêng cho chuột từ nhiều năm nay. Ở đây, người ta nuôi hơn 20.000 con chuột. Chuột trở thành người thân của các tín đồ tôn giáo, bạn bè của các du khách và thậm chí, nơi đây còn ban hành lệnh cấm sát hại chuột.
Chuột ở đây được chăm sóc rất kĩ lưỡng. Chúng được uống sữa, ăn những món làm từ ngũ cốc. (Ảnh: Internet)
Người ta xây dựng khu vây lưới, tổ chuột để bảo vệ các con chuột khỏi sự săn lùng của động vật khác, đặc biệt là mèo. Ở đây chuột được cho ăn hàng ngày, chăm chút từng li từng tí hệt như cách thế giới chăm sóc thú cưng.
Những người sùng đạo giải thích việc bảo vệ chuột là một phần trong nét văn hóa của họ. Theo họ, chuột được sinh ra cũng giống như con người được sinh ra. Hơn thế nữa, 20.000 con chuột được xem là những người lính bảo vệ ngôi đền khỏi các thế lực đen tối.
Những hình ảnh này cho thấy chuột được tự do đi lại khắp nơi và được chăm sóc rất kĩ ở đền Karni Mata. (Ảnh: Internet)
Những con chuột bạch được xem là quý giá hơn cả. (Ảnh: Internet)
Một chú chuột nằm ngủ rất thong dong trong đền. (Ảnh: Internet)
Nhiều du khách ban đầu cũng hơi sợ sệt với những con chuột nhưng rồi cũng quen dần và cảm thấy chúng khá thân thiện.
Hình ảnh của nữ thần chuột Karni Mata. (Ảnh: Internet)
Đền thờ Karni Mata là một đền thờ đạo Hindu được xây dựng vào thế kỉ trước nhằm thể hiện lòng kính trọng với nữ thần chuột Karni Mata. Hàng năm nơi đây thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách để chiêm ngưỡng vườn nuôi chuột lớn nhất thế giới này.