Cơn bão số 13 có tên quốc tế là Vamco đã đi vào Biển Đông với nhiều diễn biến phức tạp.
Trước tình hình này, Thủ tướng ra công điện gửi đến các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó với cơn bão số 13.
Người dân di chuyển khó khăn khi nước lũ tràn qua. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
>> Có thể bạn quan tâm: Chìm tàu chở hàng, 7 người được cứu sống, thuyền trưởng mất tích
Diễn biến mới nhất của cơn bão số 13
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa tin, tính đến 7h sáng ngày 13/11, vị trí tâm bão còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410km về phía Đông Đông Nam, vùng gần tâm bão có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Dự báo trong những giờ tiếp theo, bão di chuyển hướng Tây, vận tốc đạt 15-20km/giờ. Đến 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão nằm trên vùng biển phía Nam của quần đảo Hoàng Sa, vùng gần tâm bão có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Bản đồ dự báo hướng di chuyển của bão. (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia).
Từ 1 đến 2 ngày kế tiếp, bão di chuyển hướng Tây Tây Bắc với vận tốc không đổi. Sang đến 7h ngày 15/11, vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Vùng gần tâm bão có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12.
Trong khoảng 2-3 ngày tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Bắc, vận tốc đạt 15km/giờ, đi vào đất liền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Một khu vực ngập lụt do mưa lớn. (Ảnh: Thanh Niên).
>> Có thể bạn chưa xem: Sạt lở bờ sông, 14 ngôi nhà ở xã Trà Leng bị cuốn trôi
Thủ tướng ra công điện về việc ứng phó bão số 13
Theo Tuổi Trẻ đưa tin, vào chiều tối ngày 12/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương về việc tập trung ứng phó với cơn bão số 13.
Trong công điện nêu rõ, bão số 13 là cơn bão mạnh, đang di chuyển nhanh về phía đất liền và vùng biển nước ta. Để ứng phó bão, hạn chế thiệt hại, Thủ tướng đưa ra yêu cầu với các bộ, ngành, địa phương, chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, đảm bảo kịp thời triển khai công tác ứng phó với phương châm “bốn tại chỗ”.
Người dân được đưa đi tránh bão. (Ảnh: Công an TP.HCM).
Khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên cần tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển, kiên quyết sơ tán người dân trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản và tàu thuyền trước khi bão đổ bộ để đảm bảo an toàn tính mạng.
Trong công điện cũng yêu cầu cơ quan chức năng cần chỉ đạo và thực hiện các phương án bảo vệ nhà cửa, trường học, trụ sở, kho tàng, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, tháp cao, cây xanh... để hạn chế rủi ro và thiệt hại do bão; kiểm tra, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực không an toàn, khu vực nguy hiểm, vùng ven biển, cửa sông có nguy cơ chịu tác động của sóng lớn, nước dâng, những khu vực có nguy cơ ngập sâu, lũ quét và sạt lở đất.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần triển khai biện pháp bảo vệ đê điều, đặc biệt là tuyến đê, kè biển đang thi công, khu vực sạt lở có nguy cơ cao ảnh hưởng đến người dân, cơ sở hạ tầng quan trọng. Đồng thời, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn luôn trong tư thế sẵn sàng, khắc phục sự cố kịp thời.
Người dân đưa thuyền nhỏ lên bờ để tránh bão. (Ảnh: VTC).
>> Có thể bạn quan tâm: Chìm tàu chở hàng, 7 người được cứu sống, thuyền trưởng mất tích
Hiện, công tác ứng phó bão đang được triển khai gấp rút để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Hi vọng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, thiệt hại do bão số 13 gây ra có thể giảm xuống mức thấp nhất.
NGƯỜI DÂN NUÔI TÔM Ở PHÚ YÊN BẬT KHÓC KHI TÀI SẢN TRÔI THEO DÒNG LŨ
Trước cơn bão số 13, người dân Phú Yên đã chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 12, khiến họ gặp phải thiệt hại rất lớn.
Theo báo Lao Động, dân nuôi tôm, cá ở Phú Yên hầu hết đều vay tiền ngân hàng để trang trải cho mọi chi phí. Giờ bão đi qua, mọi thứ cũng mất trắng.
Thẫn thờ nhìn những gì còn sót lại, một người dân nuôi thủy sản tại đây chia sẻ: “Vợ chồng tôi vay ngân hàng hơn 600 triệu đồng và vay cả bạn bè để đầu tư vào tôm hùm. Cơn bão đổ về khiến mọi thứ giờ tan hoang… giờ chúng tôi chỉ có hết đời mới hết nợ”.
Không riêng gì người dân này mà rất nhiều người nuôi trồng thủy hải sản ở đây đều lâm vào cảnh khốn đốn sau khi bão đi qua.