Tài xế say xỉn đâm "chốt" 141 bị phạt 40 triệu, tước GPLX 23 tháng

18:00 04/01/2020

Kể từ ngày 1.1.2020 sau khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực, các chiến sĩ CSGT đã ra quân và xử phạt nhiều tình trạng vi phạm.

Việc thay đổi thói quen uống rượu bia của người dân đã khó, nhưng làm thế nào để họ có thể chấp nhận xử phạt, không chống đối người thi hành công vụ lại càng khó hơn.

 
Tài xế say xỉn và chống đối cảnh sát.
Tài xế say xỉn và chống đối cảnh sát.

Tài xế đâm cả CSGT

Trung tá Phạm Tuấn Anh, tổ trưởng tổ công tác đặc biệt Y9/141 Công an TP Hà Nội cho biết, trong khi làm nhiệm vụ tại đường Nghiêm Xuân Yên hướng đi Nguyễn Xiển, đơn vị phát hiện 1 chiếc ô tô Santafe màu trắng mang BKS 30A-677.37 di chuyển từ Nghiêm Xuân Yêm chạy tốc độ cao về đường Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân. Thấy xe có biểu hiện bất thường cảnh sát đã yêu cầu tài xế dừng xe.

Thế nhưng thay vì chấp hành thì tài xế này lại tăng ga chạy thẳng khiến 1 chiến sĩ CSGT phải nhảy lên vỉa hè thoát thân. 

>>> Xem thêm: Từ ngày 1/1/2020, người đi xe đạp, xe lăn uống rượu, bia sẽ bị phạt

 
Rất nhiều người đã bị xử phạt sau khi Luật có hiệu lực từ ngày 1.1.2020.
Rất nhiều người đã bị xử phạt sau khi Luật có hiệu lực từ ngày 1.1.2020.

Tài xế ngoan cố không chịu kiểm tra

Sau ít phút lực lượng Cảnh sát cơ động của Tổ công tác đã dừng được chiếc ô tô Santafe này. Được biết tài xế là 1 người đàn ông trung niên trong tình trạng mặt đỏ gay gắt, thở ra nồng nặc mùi rượu và trên ô tô còn có 1 phụ nữ trẻ và 1 người đàn ông lớn tuổi. 

Sau khi được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, người này rút điện thoại gọi cứu viện nhưng bất thành. Người này còn ngoan cố, ngậm ống thổi hơn chục lần nhưng không thổi theo hướng dẫn của cảnh sát. 

"Người đàn ông này mặc áo trắng không xuất trình được GPLX, giấy đăng kí ô tô 30A-677.37 và tự khai tên là Nguyễn Công Dũng (SN 1983, ở D17, Khu đấu giá Ngô Thì Nhậm, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP Hà Nội)" - Trung tá Tuấn Anh thông tin.

>>> Xem thêm: Việt Nam cấm SẾP ÉP NHÂN VIÊN uống bia chính thức từ ngày 1/1/2020

Xử phạt 40 triệu, tước giấy phép lái xe 23 tháng

Sau hơn 2h đồng hồ, CSGT mới thuyết phục được tài xế Dũng kiểm tra nồng độ cồn theo quy định.

Theo đó, tài xế Dũng điều khiển xe 30A-677.37 vi phạm 1.191 miligam/1 lít khí thở, (cao gấp 3 lần mức vi phạm nồng độ cồn cao nhất theo quy định).

 
Cuối cùng thì nam tài xế đã chịu kiểm tra.
Cuối cùng thì nam tài xế đã chịu kiểm tra.

Tài xế đối mặt với mức phạt 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng, đồng thời tạm giữ phương tiện ô tô 7 ngày.

Đêm ngày 3.1, rạng sáng ngày 4.1, sau gần 3h (từ 22h40 ngày 3.1 đến rạng sáng ngày 4.1), tổ công tác cảnh sát đặc biệt Y9/141 Công an TP Hà Nội mới có thể tiến hành xong thủ tục lập biên bản, niêm phong chiếc ô tô Santafe của tài xế Dũng.

>>> Xem thêm: Thấy chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế bỏ ô tô chạy lấy người

Kể từ khi có hiệu lực, Luật phòng chống tác hại của rượu bia đã thực sự cứng rắn và có tính răn đe khiến cái tài xế trước khi nhấc ly rượu hay cốc bia lên đều phải dè chừng.

Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về bài viết cho YAN nhé!

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Luật phòng chống tác hại rượu bia

Từ ngày 1.1.2020, Luật phòng chống tác hại rượu bia chính thức có hiệu lực. Theo điều 5, có 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có cấm người điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Như vậy bất kể điều khiển phương tiện từ ô tô, xe máy, xe kéo,... hay các phương tiện thô sơ như xe đạp, xích lô đều không được phép lưu thông khi uống rượu bia. 

Luật cho phép người điều khiển phương tiện lái xe dù trong người có nồng độ cồn, trong đó với xe máy là 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí.

Còn với quy định với, sẽ hoàn toàn không có khung nồng độ cồn và hoàn toàn cấm sử dụng rượu bia khi ra đường.

Hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia cũng bị cấm.

Cùng tìm hiểu các quy định mới trong năm 2020 >>> TẠI ĐÂY