Tin vào năng lực bản thân hoàn toàn khác với ảo tưởng về sức mạnh bản thân.
Có tới hàng trăm nghiên cứu và thử nghiệm liên quan tới mức độ chúng ta 'tự nhận xét năng lực của bản thân', cụ thể như: 88% người lái xe tại Mỹ tin rằng kỹ năng điều khiển tốc độ của mình trên mức trung bình. 32% kỹ sư của công ty A và 42% kỹ sư của công ty B tin rằng họ thuộc top 5% những kỹ sư vượt trội...
Tất cả những con số ấy nói lên một điểm chung rằng con người thường ít nhiều đặt ra những lầm tưởng cao về năng lực thực sự của mình. Quan trọng hơn hết, những người có năng lực ở mức trung bình hoặc kém thường lạc quan rằng khả năng của họ đạt tới mức độ của một chuyên gia giàu kinh nghiệm, thậm chí là thiên tài.
Hiện tượng tâm lý chung này là gì?
Theo giới khoa học, đây là đặc điểm của Hiệu ứng Dunning-Kruger, do David Dunning và Justin Kruger phát hiện vào năm 1999. Theo đó, hiệu ứng này mô tả chính xác quá trình nhận thức sai lệch về khả năng bản thân, đặc biệt ở những người kém kỹ năng. Tuy nhiên, việc thiếu năng lực đó lại ngăn họ nhận ra họ đang nhận thức sai lầm
Cụ thể, trong việc khảo sát một kỹ năng bất kỳ, những người có năng lực yếu kém sẽ:
- Không nhận ra được việc bản thân thiếu kỹ năng trong lĩnh vực đó.
- Không nhận ra được sự vượt trội từ người khác.
- Không nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự thiếu kỹ năng của mình trong công việc và cuộc sống hằng ngày.
- Tự tin sẽ làm được tốt khoảng 50% công việc được giao, nhưng thực tế thì chỉ đạt được 0 - 10% trên tổng khối lượng công việc.
Điều quan trọng nhất trong việc 'Xét xem bản thân có rơi vào Hiệu ứng Dunning-Kruger hay không?' là cần ý thức học hỏi thêm về lĩnh vực mình quan tâm. Suy cho cùng, việc vô tình để bản thân rơi vào cảnh phóng đại sự tài giỏi chẳng hề đáng trách. Chúng ta chỉ đang cố gắng ở mọi phương diện để với tới những điều tốt đẹp, trong khi cách tiếp cận của ta chẳng hề hoàn hảo, đôi khi lại khá ngốc nghếch.
Liệu chúng ta có sớm nhận ra hiện thực bản thân đang đứng ở tầm nào?
Dựa trên những kinh nghiệm sống và va vấp thực tế, chúng ta sẽ hiểu 'núi này cao còn có núi khác cao hơn', hay đơn giản là biết bản thân đang 'ếch ngồi đáy giếng, biết một mà không biết hai'...
Một chuyên gia có tiếng trong cộng đồng startup từng nhận xét rằng: Startup Việt Nam thiếu kiến thức, lười và quá ảo tưởng.
Sau khi khám phá ra hiện tượng thú vị này, David Dunning và Justin Kruger mô tả ngắn gọn hiện tượng này bằng cách trích dẫn một câu danh ngôn nổi tiếng của Bertrand Russell:
Một trong những điều đau khổ của thời đại chúng ta là những ai cảm thấy tự tin thái quá, thường lại là những kẻ ngốc, còn người giàu tưởng tượng và tri thức lại bị lấp đầy bởi sự hoài nghi và lưỡng lự.
Hiệu ứng tâm lý 'ảo tưởng sức mạnh' hoàn toàn có thật được có tên gọi là Dunning - Kruger.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng nói đó là phần đông chúng ta từng ít nhiều 'ảo tưởng' về khả năng của chính mình. Thế nhưng trước khi phán xét sự ảo tưởng của người khác, hãy nghĩ về chính mình dưới góc độ cá nhân. Thật sai lầm khi ta cho phép bản thân dung túng sự ảo tưởng quá lâu tại đỉnh cao nào đó mà quên mất rằng, trên thế giới này có rất nhiều rất nhiều điều mà chúng ta vẫn chưa khám phá hết. Không ai tắm hai lần trên một dòng sông, cũng không ai đứng mãi trên đỉnh vinh quang và danh vọng.
Tổng hợp