Sức khỏe tinh thần mùa dịch được phân theo từng giai đoạn như thế nào?

20:30 22/09/2021

"Người có trái tim nóng sẽ lựa chọn chấp nhận và thích nghi trong giai đoạn này. Một khi bản thân đã thích nghi rồi tự khắc sẽ nhìn nhận mọi vấn đề một cách dễ dàng hơn." - Tóc Tiên - Have A Sip.

Khái niệm

Có một câu chuyện về sự so sánh giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của con người. Trong đó thể chất chính là những trạng thái được biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài mà người đối diện có thể nhìn nhận, đánh giá và cảm thông. Còn tinh thần thì ngược lại, nó là yếu tố bên trong, là cảm xúc, suy nghĩ và tâm tư của một người.

 
Cơ thể người cấu thành từ hai phần cơ bản: thể chất và tinh thần.
Cơ thể người cấu thành từ hai phần cơ bản: thể chất và tinh thần.

Nguyên nhân

Vậy tại sao lại có sự so sánh đó? Yếu tố thể chất là thứ được phô bày ra bên ngoài, nên ta có thể dễ dàng nhận định được rõ ràng, ví dụ bạn đau ốm thì nhìn sắc mặt, biểu hiện là sẽ biết ngay. Còn khi bạn đang gặp vấn đề về mặt tâm lý thì chắc hẳn sẽ khó ai tường tận xem bạn có ổn hay không. Vì nó là yếu tố bên trong, không ai thấy được nên sẽ không hiểu được, mà không hiểu thì chắc chắn sẽ không cảm thông được, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Điều này có nghĩa rằng đa phần ta đều dễ dàng chấp nhận sự thương tổn của người đối diện khi họ gặp vấn đề về thể chất, đồng thời khó lòng thấu hiểu với những hư hại về mặt tâm hồn. Hay nói cách khác đó là sự bỏ bê sức khỏe tinh thần.

 
Người ta thường dồn sự quan tâm, chú ý vào sức khỏe thể chất hơn là sức khỏe tinh thần.
Người ta thường dồn sự quan tâm, chú ý vào sức khỏe thể chất hơn là sức khỏe tinh thần.

Tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần

Tất cả luận điểm, luận cứ và ví dụ trên được kết nối chặt chẽ với thực trạng giãn cách vì dịch bệnh hiện nay, khi mà tất cả chúng ta đang rơi vào tình trạng bị động hoàn toàn. Ngoài việc suy nghĩ về vấn đề thiết yếu như lương thực thực phẩm, thuốc men... thì sức khỏe tinh thần chính là yếu tố quyết định khiến bạn phải thích nghi với tình hình chung hiện nay. Bởi thực tế ta không hề biết thực trạng này sẽ diễn biến như thế nào trong tương lai, thế nên điều bạn nên cần làm lúc này đó là trấn an bản thân và chủ động trong tình thế bị động. Để nhìn nhận sâu hơn về vấn đề sức khỏe tinh thần, có thể phân ra làm 4 giai đoạn cảm xúc ta sẽ trải qua vào mùa dịch như sau.

1. Khó chịu, tù túng: 

Những ngày đầu của đợt giãn cách, chắc hẳn bất kì ai cũng đều cảm nhận được tâm trạng cực kỳ bí bách của bản thân, nhất là các bạn trẻ khi đã quá quen với không khí nhộn nhịp tấp nập bên ngoài. Việc đột ngột phải thực hiện giãn cách xã hội khiến tâm trạng gần như sốc hoàn toàn vì cuộc sống bị đảo lộn, cảm giác như bị quẳng vào một chiếc hộp ngột ngạt và tách biệt với mọi thứ. 

 
Những ngày đầu giãn cách chắc hẳn rất nhiều người nhớ những hoạt động thường nhật.
Những ngày đầu giãn cách chắc hẳn rất nhiều người nhớ những hoạt động thường nhật.

2. Rơi xuống đáy "địa ngục"

Nghe có vẻ bi quan nhưng thực chất cảm xúc đa số chúng ta lúc này được diễn biến như vậy. Sau khi bất ngờ nhận "hung tin" chỉ được ở nhà chả được đi đâu khiến tâm trạng hoang mang vô cực, thì lại tiếp tục dần xét thấy tình hình trong tương lai hoàn toàn không có điểm sáng. Điều này làm tinh thần khủng hoảng diện rộng từ số 0 tụt thẳng xuống số âm, bạn sẽ thấy bản thân vô dụng, cảm giác chênh vênh giữa biển lớn mà không có lấy một thứ gì bám víu.

 
Ở giai đoạn giữa ta thường cảm thấy trống rỗng, tuyệt vọng.
Ở giai đoạn giữa ta thường cảm thấy trống rỗng, tuyệt vọng.

3. Dần chấp nhận, thích nghi

Giai đoạn tiếp theo là bước đệm quan trọng cho chặng đường cuối cùng cũng là bước sẽ khẳng định con người bạn. Nó nói lên khả năng thích nghi, ứng biến để hòa nhập vào thực tại, đồng thời chấp nhận thay đổi, trau dồi tư duy bản thân để đáp ứng với các yếu tố tác động từ bên ngoài.

 
Giai đoạn suy nghĩ chậm lại và tập chấp nhận thích nghi với hoàn cảnh.
Giai đoạn suy nghĩ chậm lại và tập chấp nhận thích nghi với hoàn cảnh.

4. Bắt đầu cuộc sống bình thường mới

Bạn có biết tại sao lại gọi là cuộc sống bình thường mới không? Vì trước giờ chúng ta vẫn đang sống một sống bình thường, làm việc, học tập, gặp gỡ người thân, bạn bè, người yêu, cùng tạo nên vô vàn những kết nối với xã hội. Nhưng rồi 2 năm vừa qua, vì dịch bệnh mọi thứ không được gọi là "bình thường" như nó đã từng nữa. Tình trạng này có thể chấm dứt, hoặc kéo dài, hoặc có thể chấm dứt sau đó quay trở lại bất cứ lúc nào. Dấu hiệu hoạt động theo chiều hướng bất quy tắc này chính là khởi đầu cho một cuộc sống bình thường mới. Rằng ta sẽ vẫn sống, vẫn hoạt động, giao lưu kết nối nhưng với cách thức khác với cuộc sống bình thường cũ.

 
Bắt đầu và tận hưởng cuộc sống bình thường mới.
Bắt đầu và tận hưởng cuộc sống bình thường mới.

Những giai đoạn trên mô phỏng theo tâm lí cơ bản từ hàng trăm năm phát triển của loài người. Và yếu tố tinh thần luôn cần được chú trọng tại thời điểm quyết định mà ở đây chính giai đoạn chuyển mình vì cơn đại dịch toàn cầu. Từ đó mới có thể mở ra thời đại mới theo phương pháp thích nghi để tồn tại.

Kết

Vật cực tất phản là câu nói ý chỉ bất cứ thứ gì nhiều quá đều không tốt, ngay cả khi bản chất của nó là tốt. Nước tốt nhưng uống quá nhiều sẽ làm thận hoạt động quá tải, rối loạn chất điện giải. Tập luyện tốt nhưng tập nhiều quá cơ thể sẽ rệu rã, ức chế tăng cơ... Thông điệp ở đây chính là hãy cân bằng giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Đặt cả hai yếu tố này lên chiếc cân sau đó bạn hãy đứng ở vị trí chính giữa, quan sát, kiểm soát và giữ chúng luôn được ngang bằng nhau.

ĐÔI LỜI TỪ NGƯỜI VIẾT

Con người cùng tồn tại trong xã hội, tương tác với nhau để tạo thành sợi dây liên kết vững bền giữa các mối quan hệ. Nhưng điều e ngại là đa phần ta chỉ chú trọng đến yếu tố và biểu hiện bên ngoài để đánh giá cũng như đưa ra nhận định cho đối phương mà đã lãng quên đi giá trị về tâm hồn. 

Theo nhận định y học, thần kinh đóng vai trò là cơ quan đầu não điều khiển mọi hoạt động cơ bản của cơ thể người. Từ đó cũng khẳng định rằng việc để những cảm xúc tiêu cực xâm chiếm tâm hồn sẽ đồng thời sản sinh lượng hoocmon có hại khiến bản thân luôn trong tình trạng stress không lối thoát. Dù cuộc sống ai cũng có những trăn trở riêng, nhưng tự biết cân bằng giữa giá trị thể chất và giá trị tinh thần sẽ giúp hình thành thói quen tích cực hiển nhiên cho bản thân. Đó chính là lẽ sống tiên quyết của mỗi chúng ta trong cộng đồng văn minh hiện nay.