Sự thật về "ba tấc sen vàng" và bộ ảnh về những phụ nữ bó chân còn sót lại

17:00 03/07/2014

Tục bó chân "ba tấc sen vàng" của các thiếu nữ được xem như một trong những tục lệ đau đớn nhất của Trung Hoa cổ xưa.

Nhưng với sự quan sát của nhiếp ảnh gia Jo Farrell, chúng ta sẽ được thấy những người phụ nữ với đôi chân bó chặt cuối cùng còn sống sót tại các vùng nông thôn Trung Quốc.

Sự thật về "ba tấc sen vàng" và bộ ảnh về những người phụ nữ bó chân còn sót lại

Ở những miền quê này, nơi mà ánh đèn  của các thành phố lớn chưa soi tới, dấu vết của hủ tục vẫn còn ẩn trong những đôi giày nhỏ.

Tục buộc chân, gọt gót đau đớn ấy được xem như là một dấu hiệu của sự giàu có và đủ điều kiện kết hôn. Cả một thiên niên kỷ bó buộc từ thế kỷ thứ 10 đến tận thế kỷ 20, tục lệ này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Trung Quốc. Ngay cả sau khi nó vẫn bị cấm vào năm 1912, nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục bí mật bó chân con gái của họ, đơn giản vì họ tin rằng nó sẽ làm cho chúng hấp dẫn hơn và nhanh chóng được gả đi.

Trong gần một thập kỷ, nhiếp ảnh gia người Anh- Jo Farrell đã đi đến những tỉnh thành xa xôi của Trung Quốc để theo dõi những người phụ nữ còn sống sót cuối cùng với bàn chân bị ràng buộc. Lúc đầu, cô không biết rằng những phụ nữ này thậm chí vẫn còn tồn tại, tuy nhiên cô đã dần phát hiện ra một thực tế trong lớp người cao tuổi mà ít ai ngờ đến. Ngày nay, người ta đã quên đi Trung Hoa cổ hủ dưới những tòa nhà chọc trời và công nghệ phát triển, nhưng những người phụ nữ đã sẵn sàng để lộ đôi chân trần bị buộc chặt cả đời trong dự án của Farrell mang tên Living History.

Sự thật về "ba tấc sen vàng" và bộ ảnh về những người phụ nữ bó chân còn sót lại

Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều, mặc dù  Farrell đã bắt đầu lên danh sách để chụp nhưng các tài liệu đã không còn và bộ nhớ của những người phụ nữ ấy cũng chẳng còn rõ ràng. Với độ tuổi từ 80 đến 100, đã có 3  người trong số họ đã qua đời trong quá trình chạy dự án. Với những người phụ nữ còn lại, Farrell đã phải quay về Trung Quốc để tìm thêm những đôi chân còn sống sót khác.

Tám năm trước, trong một lần thắc mắc về việc liệu tục bó chân còn hay không, Farrell đã được tài xế của em gái một người bạn tại Trung Quốc nói về mẹ của ông- một người phụ nữ bó chân còn sót lại từ Trung Hoa xưa.

Người đó là bà  Zhan Yun Ying, một trong những đối tượng đầu tiên của Farrell"Dù việc này sẽ gây sốc, nhưng theo một cách nào đó nó vẫn rất đẹp", cô nhớ lại. "Khi bà ấy tháo giày và tất ra, đôi chân của bà ấy đã hoàn toàn biến thành một búp sen. Đối với tôi, họ đại diện cho những đau đớn, những vất vả của một cô gái trong việc tìm lấy một người yêu thương, che chở. Trong những “búp sen” tưởng chừng như vô nghĩa ấy, thật ra lại có một ý nghĩ khá to lớn tồn tại bên trong"

Sự thật về "ba tấc sen vàng" và bộ ảnh về những người phụ nữ bó chân còn sót lại

Khi dự án bắt đầu, nó đã tạo nên một hiệu ứng bất ngờ. Thông dịch viên của Farrell đã giới thiệu cô cùng các nhiếp ảnh gia và một người đàn ông trên xe bus đến Bắc Kinh, mời Farrell đến ngôi làng của mình để chỉ cho cô những người phụ nữ vẫn còn bó chân mà ông biết. Những lời giới thiệu tăng dần, danh sách các đối tượng của Farrell cũng dài hơn, đến hiện nay con số đã lên tới hơn 50 người.

Hầu hết các phụ nữ ấy khi được Farrell phỏng vấn đã nói rằng, họ được bó chân ngay từ khi chưa bước vào tuổi thiếu niên, dù cho tục lệ bắt buộc phải bắt đầu ở độ tuổi trẻ hơn. Băng vải sẽ buộc chặt bàn chân họ theo hai hướng: một là buộc phần ngón chân cúp chặt vào trong, hai là buộc phần gót chân về phía ngón chân.

Sự thật về "ba tấc sen vàng" và bộ ảnh về những người phụ nữ bó chân còn sót lại
Hình dạng bàn chân khi bị bó

Tất cả những người phụ nữ này đều không muốn cho Farrell chụp ảnh, họ nói rằng," Đây đã là quá khứ, là những thứ xấu xí, không phải là những gì cô muốn chụp”. Họ thậm chí còn không cho gia đình thấy đôi chân của mình, cô nói. "Họ rất lo ngại vì những đôi chân này chỉ là quá khứ, không phải là Trung Quốc hiện đại, những thành viên trong gia đình nói với tôi rằng, họ muốn tôi hiểu chắc chắn một điều, Trung Quốc ngày nay đã không còn như thế.”

Tục bó chân được cho rằng thường xuất hiện ở các gia đình giàu có tại Trung Quốc vì những đôi chân ấy sẽ khiến phụ nữ không thể vận động mạnh hay lao động nặng nề. Tuy nhiên, trong số những gia đình mà Farrell tới thăm, họ đa phần đều nằm trong tầng lớp thấp và phải đã làm những việc như đào và xay xát ngô trong suốt 70 năm qua.

"Điều này xảy ra là vì những người mẹ muốn con gái mình sẽ có được một cuộc sống bảo đảm hơn. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy các cô gái sẽ trở thành một cô dâu thích hợp.", Farrell nói. Những đôi chân nhỏ bé trong các đôi giày tí hon này sẽ làm vừa ý các bà mẹ chồng, họ cho rằng những người phụ nữ bó chân sẽ luôn phụ thuộc và phục tùng con trai mình vô điều kiện.

Sự thật về "ba tấc sen vàng" và bộ ảnh về những người phụ nữ bó chân còn sót lại

Nhiều người trong số những phụ nữ này đã bị lãng quên kể cả những ngôi làng nhỏ, nơi họ vẫn còn sống. "Trong cuộc sống nông thôn, họ chỉ là những cụ già không được nhắc đến. Vì vậy khi tôi đi theo và chụp ảnh họ, họ cảm thấy rất thích thú vì họ được làm trung tâm của sự chú ý, họ đã đứng bên lề quá lâu rồi."Trong khi cô làm việc, đám đông tụ tập xung quanh nhà của họ và chỉ dám lén nhìn vào bên trong . Sau khi chụp ảnh xong, Farrell đã dùng phim màu chụp thêm ảnh của họ cùng gia đình để gửi tặng.

Chụp ảnh với phim 12-shot và nước màu đen trắng , Farrell không cắt hoặc chỉnh sửa chúng trong phòng tối. Với những bức ảnh sinh động,  cô không chỉ mô tả các ngón chân bị nghiền nát, co quắp đánh dấu cho một thực tế tàn bạo mà còn cho thấy, với những người phụ nữ này nó còn là một bàn chân thân thuộc, một gia đình và là cả một tài sản của họ.


Clip "ba tấc sen vàng" khi di chuyển và các hình ảnh trong dự án

Một vài năm trước, khi cô đang làm việc trong tiếp thị cho một công ty kiến trúc, Farrell chuyển từ San Francisco đến Hồng Kông để được gần gũi hơn với Trung Quốc và tiếp tục dự án của mình. Gần đây, sau khi nghỉ việc, cô ấy đã quyết định tập trung toàn thời gian cho nhiếp ảnh. Cô đã nghe thấy về tục bó chân trong viện dân tộc học, những tài liệu đã tập trung vào những đôi giày tinh tế cùng bối cảnh lịch sử và việc phân tích tục lệ chứ không phải là những người thực tế đang sống chung với hậu quả của nó. Cô đã lên kế hoạch quay trở lại Trung Quốc trong vòng ít nhất một tháng để chụp ảnh những phụ nữ mà cô ấy có thể tìm thấy, cùng với việc theo dõi đời sống của các đối tượng trước đây của cô.

Sự thật về "ba tấc sen vàng" và bộ ảnh về những người phụ nữ bó chân còn sót lại
Nhiếp ảnh gia Jo Farrell

Không thể tiếp tục công việc bằng tiền của mình, Farrell đã phát động một chiến dịch Kickstarter. Trong sự ngạc nhiên của cô, chiến dịch đã thu về 15.000$. "Tôi đã làm việc này trong tám năm, và không có ai thực sự quan tâm đến nó, nhưng tôi vẫn tin tưởng vào nó, cố gắng để nắm bắt khoảnh khắc của những phụ nữ này trước khi tất cả biến mất." Theo cô, người Trung Quốc ít quan tâm đến việc nghiên cứu các tàn tích cuối cùng của tục lệ, bởi vì họ cho rằng chúng đã lạc hậu.

Vì vậy, dự án này của cô đã để lại thêm những tài liệu thực tiễn về những người còn sống sót với tục lệ này. Cô đang tiếp tục kêu gọi thêm sự đóng góp và hy vọng cho một nhà xuất bản sẽ in cuốn sách của mình, một buổi triển lãm lớn cho các bức ảnh chụp.Bên cạnh đó, bây giờ cô ấy đã trở nên nổi tiếng. Tại các thị trấn, khi cô trở lại, dân làng nhận ra cô ấy ngay.