Sự thật không phải ai cũng biết trong các gói mì ăn liền

19:00 06/01/2017

Mì ăn liền là món ăn quen thuộc bao nhiêu thì cũng “tai tiếng” bấy nhiêu về những nguy cơ mà nó mang đến cho sức khỏe. Nhưng đâu mới là sự thật?

Không biết từ bao giờ, mì ăn liền đã trở thành món ăn “cứu đói” quen thuộc đối với tất cả mọi người, từ sinh viên đại học cho đến nhân viên văn phòng, từ những người quá sức bận rộn cho đến những ai không biết phải ăn gì khi đến bữa, nó còn là bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều, bữa tối của rất nhiều người khác nữa. Vì sao ư? Vì nó nhanh, tiện, ngon, no, và rẻ.


Mì tôm, món ăn quen thuộc với tất cả mọi người.
Mì tôm, món ăn quen thuộc với tất cả mọi người.

Vậy với tất cả những tiện ích đó, bạn có biết trong một gói mì có chứa những thành phần gì hay không? Nó có tốt cho sức khỏe không?

Để có được một gói mì thơm giòn, bảo quản được cả năm nhưng chỉ mất có 2-3 phút để cho lên tô và đưa vào miệng, tất cả các gói mì đều được chế biến sẵn trước khi đóng gói bằng cách rán chín trong dầu để loại bỏ hoàn toàn nước, sau đó được đem đi sấy khô để sợi mì cứng lại và lâu hư. Cũng có một số loại mì không được rán mà được sấy khô trực tiếp ngay sau khi được tạo hình và cắt miếng, nhưng chúng thường mất thời gian lâu hơn để nấu chín (khoảng 5-7 phút) và giá thành cũng không hề rẻ. Tất nhiên, những gói mì có giá trong khoảng vài nghìn cho đến mười mấy nghìn chúng ta thường ăn đều là mì được rán qua dầu cả.


Trước khi được đóng gói, mì tôm đều đã qua chế biến.
Trước khi được đóng gói, mì tôm đều đã qua chế biến.

Với thành phần chính là bột mì, natri, đường, bột ngọt, chất bảo quản và một số hương liệu bí ẩn để mì gà có vị của gà còn mì bò có vị của bò…, một gói mì thông thường sẽ có 380 calo, trong đó 126 calo đến từ chất béo, số còn lại là calo của bột mì. Một ly mì thậm chí còn có ít calo hơn thế nữa, chỉ có 290 calo mà thôi. Không chỉ thế, nó còn chứa rất nhiều carbohydrates, và không có bất kỳ vitamin, protein, chất xơ hay chất dinh dưỡng nào cả.

Còn bên trong các gói gia vị sẽ có dầu sa tế, muối, bột ngọt, một ít rau củ sấy khô, và hương liệu. Tức là về cơ bản, một gói/ly mì ăn liền sẽ không có một giá trị dinh dưỡng nào cả. Nó chỉ có tác dụng duy nhất, như đã nói ở trên, là “cứu đói” mà thôi.


Thành phần dinh dưỡng của mì tôm là con số 0.
Thành phần dinh dưỡng của mì tôm là con số 0.

Nhưng mì ăn liền có hại cho sức khỏe hay không?

Theo các chuyên gia, các thành phần có trong mì ăn liền, chẳng hạn bột ngọt, đều đã được nghiên cứu và sử dụng với liều lượng theo quy định, in rõ trên bao bì, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không quá lạm dụng. Tức là, đừng biến mì tôm thành món chính mỗi ngày, mỗi tuần không nên ăn quá hai gói, thì bạn sẽ không sao cả.

Cuối cùng, để biến mì ăn liền từ một món có chỉ số không về dinh dưỡng thành một món ăn ngon miệng chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, bạn nên ăn kèm với trứng, thịt, tôm, và các loại rau củ… chứ đừng chỉ ăn mỗi mì tôm, đừng biến nó trở thành một phương tiện “cứu đói” theo đúng nghĩa đen của nó. Bởi vì cuối cùng, mì tôm lợi hay hại không nằm ở chính nó mà nằm ở cách chúng ta thưởng thức nó mà thôi.


Để mì tôm trở thành món ăn có lợi, chúng ta cần ăn kèm với thịt, trứng...
Để mì tôm trở thành món ăn có lợi, chúng ta cần ăn kèm với thịt, trứng...


...hay rau, củ.
...hay rau, củ.


Có rất nhiều cách khác nhau để biến một gói mì từ không có dinh dưỡng trở thành nhiều dinh dưỡng.
Có rất nhiều cách khác nhau để biến một gói mì từ không có dinh dưỡng trở thành nhiều dinh dưỡng.


Tóm lại, đó là tùy vào cách ăn mì của chúng ta mà thôi.
Tóm lại, đó là tùy vào cách ăn mì của chúng ta mà thôi.

(Ảnh: Internet)