Sử dụng pháo hoa trong ngày lễ: Cẩn thận dùng sai loại

16:15 28/11/2020

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Qua đó, người dân được sử dụng pháo hoa trong dịp lễ, Tết, đám cưới, sinh nhật... theo quy định.

Trước thông tin này, cư dân mạng vô cùng phấn khích. Thế nhưng, chúng ta cần phải phân biệt rõ loại pháo nào được sử dụng và không sử dụng để tránh vi phạm pháp luật.

 
Người dân cần lưu ý loại pháo hoa được phép sử dụng và không được phép sử dụng. (Ảnh: NLĐ).
Người dân cần lưu ý loại pháo hoa được phép sử dụng và không được phép sử dụng. (Ảnh: NLĐ).

>> Bạn có biết: Vì sao lại có truyền thống bắn pháo hoa đón năm mới?

Người dân được sử dụng loại pháo nào trong quy định mới?

Theo VTV, trong Nghị định mới có quy định rõ 2 trường hợp được phép sử dụng pháo hoa và pháo nổ. Đối với pháo hoa, đây là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và không gây ra tiếng nổ.

Vì vậy, pháo hoa sẽ được phép sử dụng trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỉ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

 
Người dân được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. (Ảnh: Lao Động).
Người dân được sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. (Ảnh: Lao Động).

Pháo nổ và pháo hoa nổ sẽ được sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền trong các dịp cụ thể, người dân tuyệt đối không sử dụng loại pháo hoa nổ này.

 
Pháo hoa nổ chỉ được sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền trong các dịp cụ thể. (Ảnh: Thanh Niên).
Pháo hoa nổ chỉ được sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền trong các dịp cụ thể. (Ảnh: Thanh Niên).

>> Đừng bỏ qua: Hỏi khó: Năm mới thì phải bắn pháo hoa, nhưng tại sao lại bắn thì ai cũng "tù mù"

Cẩn thận bị xử phạt khi sử dụng loại pháo không được phép

Việc phân biệt loại pháo nào được sử dụng và không được sử dụng là vô cùng quan trọng. Bởi nếu sử dụng sai, người dân có thể bị xử phạt, thậm chí có thể gây ra nguy hiểm đối với người khác.

Được biết, theo Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm, thì sử dụng các loại pháo mà không được phép sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Như vậy, người dân cần hiểu đúng và đủ về loại pháo được phép sử dụng là pháo hoa chứ không phải pháo hoa nổ.

 
Trước khi sử dụng, người dân cần tìm hiểu kỹ Nghị định về loại pháo hoa được phép dùng. (Ảnh: 24h).
Trước khi sử dụng, người dân cần tìm hiểu kỹ Nghị định về loại pháo hoa được phép dùng. (Ảnh: 24h).

>> Xem thêm: Đêm giao thừa cùng nhau ngắm pháo hoa, cả năm sẽ hạnh phúc bên nhau

Hiện tại, quy định mới về việc được phép sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ tết đặc biệt vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Hi vọng người dân có ý định sử dụng sẽ nghiên cứu thật kỹ để không sử dụng sai và mang lại hậu quả không đáng có.

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TỔ CHỨC BẮN PHÁO HOA NỔ THEO NGHỊ ĐỊNH 137/2020/NĐ-CP

Theo Nghị định mới thì trong một số trường hợp sau sẽ được cơ quan nhà nước tổ chức bắn pháo hoa nổ.

Cụ thể đó là các dịp như: Tết Nguyên Đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Ngoài ra, còn có các dịp kỷ niệm như: Dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày hội văn hoá, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

Đối với các trường hợp khác sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Được biết, Nghị định 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 11/01/2021.

Xem thêm TẠI ĐÂY!