Giấy khám sức khỏe là một trong số giấy tờ cần thiết và quen thuộc với nhiều người vì khi đi xin việc làm, giấy phép lái xe hoặc thi công chức... đều cần đến.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà một số người đã không tự thực hiện việc khám sức khỏe một cách chính thống mà mua những giấy tờ "có sẵn". Việc sử dụng loại giấy tờ "có sẵn" này có thể sẽ khiến người sử dụng bị đi tù.
Giấy khám sức khỏe để thi lái xe. (Ảnh: Học Thi Lái Xe)
Nhiều người thản nhiên dùng giấy khám sức khỏe "có sẵn"
Hiện nay, do quá trình đi khám sức khỏe tại những cơ sở y tế trên địa bàn toàn quốc tốn khá nhiều thời gian, thế nên, nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian của bản thân đã chọn việc mua giấy khám sức khỏe, rồi sau đó chỉ cần điền tên và một số thông tin cá nhân.
Hình ảnh mọi người đi khám sức khỏe. (Ảnh: Thuốc Hay)
Việc đi khám sức khỏe đúng với quy định của nhà nước sẽ gồm có 3 giai đoạn. Tuy nhiên, nhiều người lại ngang nhiên bỏ qua những giai đoạn này và sử dụng giấy tờ giả mà không hề biết nếu bị phát hiện, họ có thể sẽ đối diện với những chế tài rất nghiêm khắc từ cơ quan chức năng.
>>> Xem thêm: Đăng ảnh bốc đầu lên MXH, nam thanh niên chịu phạt 4 triệu đồng
Các thủ tục khám sức khỏe được nhà nước quy định
Theo như quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT đối với việc khám sức khỏe áp dụng cho các trường hợp như: khám sức khỏe khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; khám sức khỏe khi tuyển dụng và một số trường hợp khác thì cần phải có những giai đoạn sau:
Một khu vực nhận hồ sơ khám sức khỏe của mọi người. (Ảnh: Người Lao Động)
- Đối tượng đến khám sức khỏe cần nộp Giấy khám sức khỏe theo mẫu (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT); cung cấp thông tin cá nhân chính xác nhất; tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân,...
- Cơ sở khám bệnh cần tiến hành đối chiếu thông tin ghi trong giấy khám sức khỏe với người đến khám. Tiến hành đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đối chiếu. Sau đó hướng dẫn các quy trình khám cho đối tượng khám sức khỏe.
- Cơ sở khám đưa ra kết luận và trả giấy khám sức khỏe cho người đến khám.
>>> Xem thêm: Từ 1/10/2020: Gửi tin nhắn rác có thể bị phạt đến 100 triệu đồng
Dùng giấy khám sức khỏe giả có thể bị phạt tù 7 năm
Những trường hợp dùng giấy khám sức khỏe mà không thực hiện đúng những trình tự như trên hoặc không đến cơ sở khám chữa bệnh để khám mà mua giấy khám sức khỏe đều được quy vào việc là dùng giấy khám sức khỏe giả.
Bên trong 1 khu vực khám sức khỏe cho mọi người. (Ảnh: Thanh Niên)
Như vậy, theo như Điều 341, Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2017, người làm giả con dấu, các tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan hoặc dùng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả để thực hiện 1 số hành vi trái pháp luật có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, có thể bị phạt từ 30 - 100 triệu đồng; phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ 3 năm.
Đối với người sử dụng giấy khám sức khỏe giả để thực hiện những hành vi trái pháp luật, tùy vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà có thể bị phạt ở những mức khác nhau. Khung hình phạt cao nhất của tội này cao nhất là 7 năm tù giam.
>>> Xem thêm: Bán hàng xách tay có thể bị phạt tới 200 triệu đồng
Bạn nghĩ như thế nào về việc dùng giấy khám sức khỏe giả và có thể bị phạt tù lên đến 7 năm? Cho chúng mình biết thêm ý kiến tại YAN nhé!
Nhiều hệ lụy khi sử dụng giấy khám sức khỏe giả
Bên cạnh việc có thể bị phạt tù lên đến 7 năm, thì khi sử dụng giấy khám sức khỏe giả có thể sẽ mang đến nhiều hệ lụy cho mỗi người.
Nếu như bản thân không đi khám sức khỏe, thì không thể biết được chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu như mang loại giấy tờ giả này đi ứng tuyển hoặc xin việc, người lao động có thể bị tai nạn lao động rất cao vì bị phân vào làm những công việc không phù hợp với thể trạng sức khỏe.
Ngoài ra, dùng giấy khám sức khỏe giả để bổ sung vào hồ sơ học sinh, sinh viên, hồ sơ xin việc... là hành vi lừa dối, thiếu trung thực. Đối với hành vi này, khi bị cơ quan chức năng phát hiện, có thể bị kỷ luật, bắt buộc thôi học, thôi việc...