Sau TP.HCM đến một tỉnh công nghiệp chuẩn bị kịch bản dịch bùng lại

08:55 28/10/2021

Sau gần 4 tháng đối phó với dịch Covid-19, đến nay Bình Dương dần ổn định trở lại. Từ đầu tháng 10, địa phương này bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống an sinh cho bà con trong bối cảnh bình thường mới.

Mới đây, Vietnamnet cho biết, mặc dù công bố dịch bệnh ở cấp độ 2 nhưng tỉnh Bình Dương vẫn ghi nhận hàng trăm ca mắc mới mỗi ngày và đang có xu hướng tăng lên. Số liệu từ Sức khỏe và Đời sống cho thấy, trong 4 ngày từ 24-27/10, F0 ghi nhận luôn ở mức trên 500 ca (cụ thể lần lượt là 524, 517, 528, 521). Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã phải tính đến phương án sẵn sàng nếu dịch bùng phát trở lại.

Bệnh viện dã chiến ở Bình Dương kín giường vào thời điểm dịch căng thẳng. (Ảnh: Sở Y tế Bình Dương)Bệnh viện dã chiến ở Bình Dương kín giường vào thời điểm dịch căng thẳng. (Ảnh: Sở Y tế Bình Dương)

Trao đổi với báo Zing News, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, Nguyễn Hồng Chương chia sẻ, tỉnh đã lường trước các tình huống có thể xảy ra khi nhiều dịch vụ hoạt động trở lại, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác tiêm chủng.

Ông Chương thông tin, tỉ lệ tiêm vaccine tại địa phương ở mức cao chính là một trong những tia hi vọng trong trường hợp dịch bùng lên. Hiện nay, tại Bình Dương, 100% người từ 18 tuổi trở lên đã tiếp cận mũi 1 vaccine phòng Covid-19 và đối với mũi 2 là 70%. Dự kiến khi được phân bổ đủ vaccine thì tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch đặt ra.

Ông Chương khẳng định: "Sau khi người dân được tiêm vaccine thì tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm 80%". Đồng thời, người đứng đầu ngành Y tế Bình Dương nhận định, nếu lây nhiễm trong bối cảnh hiện nay thì đa phần ca bệnh sẽ có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, ít ca nặng.

 
Công nhân được test nhanh để đảm bảo không lây lan dịch. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
Công nhân được test nhanh để đảm bảo không lây lan dịch. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)

Đối với tình huống dịch bùng phát trở lại, ông Chương cho biết, tỉnh sẽ không thành lập các bệnh viện dã chiến có quy mô lớn như trước mà cho bệnh nhân cách ly, điều trị tại nhà. Người có triệu chứng thì được chuyển đến bệnh viện.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã chuẩn bị cơ sở y tế tại các bệnh viện, hệ thống bệnh viện tầng 2 ở các tuyến huyện; lên phương án điều trị ca nặng để "không bối rối và bị động như đợt dịch vừa qua". Song song với đó là tăng cường tập huấn cho đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, đẩy mạnh thành lập trạm y tế lưu động trên địa bàn.

Một bệnh viện dã chiến tại Bình Dương. (Ảnh: TTXVN)Một bệnh viện dã chiến tại Bình Dương. (Ảnh: TTXVN)

Không chỉ Bình Dương, mới đây, Sở Y tế TP.HCM cũng đã xây dựng 4 kịch bản chống dịch tương ứng với số ca mắc mới khi không có chi viện. Trong đó, tình huống dịch bùng phát trở lại được quan tâm hơn cả. Cụ thể, báo Tuổi Trẻ viết, nếu số ca Covid-19 tại TP.HCM tăng lên tương ứng với mức độ 4 (mức cao nhất và là tình huống xấu nhất) thì ngành y tế dự kiến sẽ cho F0 nhẹ hoặc không triệu chứng điều trị tại nhà.

Tại phường, xã, thị trấn, bên cạnh trạm y tế lưu động sẽ tổ chức thêm các tổ chăm sóc F0 cộng đồng tùy thuộc vào số ca bệnh. Với quận, huyện, cần chuẩn bị sẵn bệnh viện dã chiến thu dung, khu vực chưa có bệnh viện dã chiến phải lên kế hoạch mở thêm bệnh viện với quy mô 300-500 giường.

Trường hợp ca nặng, cần nhập viện, thành phố sẽ huy động toàn bộ bệnh viện điều trị Covid-19, trung tâm hồi sức. Ước tính, số lượng giường điều trị là khoảng 16.000-19.000 giường, 6.000 giường oxy và 2.000 giường ICU.

Dù không mong muốn phải dùng đến kịch bản này nhưng rõ ràng việc sẵn sàng phương án đối phó là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

TP.HCM CHÍNH THỨC CHO PHÉP HÀNG QUÁN ĐƯỢC PHỤC VỤ TẠI CHỖ

Chiều ngày 27/10, UBND TP.HCM chính thức ban hành quyết định cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được phục vụ tại chỗ với điều kiện đáp ứng 4 tiêu chí bao gồm đối với cơ sở hoạt động; khách hàng; nhân viên, shipper; chủ cơ sở.

Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng không yêu cầu các sở phải tắt máy lạnh, đồng thời bỏ luôn quy định không phục vụ rượu, bia tại các nhà hàng, quán ăn.

Trường hợp đơn vị không đáp ứng đủ điều kiện trên mở cửa đón khách sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Được biết, quy định này có hiệu lực từ ngày 27/10.

Xem thêm tại đây!