Ít ai biết rằng “vị cứu tinh” của hòn đảo Malapascua lại chính là cá mập – “chúa tể đại dương” và là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh.
Tháng 11/2013, do ảnh hưởng nặng nề từ siêu bão Haiyan, Malapascua – hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng của Philippines đã bị tàn phá hoàn toàn khi hầu hết nhà cửa bị phá hủy, thuyền bè bị cuốn trôi, hệ thống điện và thông tin liên lạc tê liệt. Các chuyên gia dự đoán, vùng đất du lịch đắt khách một thời nhiều khả năng sẽ mất nhiều thời gian để có thề hồi phục như cũ.
Philippines đã bị tàn phá hoàn toàn sau siêu bão Haiyan.
Tính đến nay, hơn 3 năm trôi qua, nhiều người vô cùng ngạc nhiên trước tốc độ hồi sinh hết sức thần kì của Malapascua. Dù từng phải hứng chịu thảm họa, bị “hủy diệt” gần như toàn bộ nhưng giờ đây, Malapascua lại trở thành “hòn ngọc” của Philippines cũng như một trong những điểm du lịch hút khách hàng đầu thế giới.
Ít ai biết rằng “vị cứu tinh” của hòn đảo Malapascua lại chính là cá mập – “chúa tể đại dương” và là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh. Được biết, các du khách ghé thăm Malapascua vô cùng ưa thích hoạt động lặn ngắm cá mập. Những năm gần đây, “du lịch cá mập” đã trở thành điểm sáng hút khách du lịch cho Malapascua.
Dù từng phải hứng chịu thảm họa, bị “hủy diệt” gần như toàn bộ nhưng giờ đây, Malapascua lại trở thành “hòn ngọc” của Philippines cũng như một trong những điểm du lịch hút khách hàng đầu thế giới.
Được biết, loài cá mập sinh sống gần khu vực đảo Malapascua có tên “đuôi máy đập”. Nó có kích thước khá nhỏ, chỉ dài khoảng 3m. Mỗi buổi sáng, những con cá mập thường tới đảo chìm Monad Shoal để bơi lội, “tắm rửa” hoặc vận động nhẹ nhàng.
Theo ghi nhận của người đân, loài cá mập này cư xử khá hiền lành nếu không bị trêu chọc, không có tiền sử tấn công con người nên với các hoạt động lặn ngắm cá mập, người ta không cần sử dụng mồi nhử để dụ cá mập hay lồng sắt bảo vệ.
Nguyên nhân khiến “đuôi máy đập” thường ghé thăm đảo chìm Monad Shoal mỗi sáng đơn giản là để phục vụ hoạt động làm sạch cơ thể của nó. Giống như nhiều loài động vật, loài cá mập này cũng bị nhiều loại kí sinh sinh sống bám víu trên cơ thể.
Những năm gần đây, “du lịch cá mập” đã trở thành điểm sáng hút khách du lịch cho Malapascua.
Chính vì vậy, chúng thường tới đảo Monad Shoal – nơi sinh sống của các bầy cá làng chài – loài cá chuyên “dọn dẹp” kí sinh trên cơ thể các loài sinh vật biển lớn hơn. Ngoài ra, tại Monad Shoal cũng cung cấp cho “đuôi máy đập” lượng lớn thức ăn khi có nhiều vùng nước sâu với lượng lớn cá mòi sinh sống.
Được biết, “du lịch cá mập” ở đảo chìm Monad Shoal đã thịnh hành từ những năm 1990. Để bảo vệ loài cá mập "đuôi máy đập" đang sinh sống quanh khu vực đảo chìm Monad Shoal cũng như nguồn sinh kế của mình, những người dân trên đảo Malapascua đã lập nhiều đội tuần tra 24/7 để xua đuổi hàng loạt tàu đánh bắt cá mập trái phép.
Ảnh: tổng hợp