Và ai đã làm tốt nhất trong việc chinh phục "mảnh đất vàng" của nền công nghiệp âm nhạc?
PSY đã làm được điều này với cả hai MV Gangnam Style và Gentleman khi lọt vào top 40 trên sóng phát thanh tại Mỹ và trở thành nghệ sĩ Hàn Quốc nổi tiếng nhất mọi thời đại tại thị trường này.
Tuy nhiên, vì phong cách âm nhạc và yếu tố hài hước của MV, mà đến thời điểm này vẫn còn nhiều tranh cãi về việc anh hòa nhập vào dòng nhạc phổ biến ở Mỹ nhờ vào nét đặc trưng của K-pop hay do những nhân vật mà anh thể hiện?
Có rất nhiều thần tượng tài năng của K-pop tập luyện và làm việc rất cật lực hòng nổi tiếng khắp Hàn Quốc cũng như toàn cầu. Thị trường châu Á có vẻ như rất dễ tiếp cận và rất nhiều ca sĩ đã có những tour lưu diễn quảng bá ở nhiều nơi như Nhật, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ngay cả nhóm nhạc đình đám như Super Junior và Girls' Generation đã quy tụ được một lượng fan rất lớn ở các nước Châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ.
Tuy nhiên, chiến thắng ở Mỹ lại là một vấn đề khác. Nước Mỹ có một ngành công nghiệp âm nhạc phát triển đa dạng và độc đáo. Điều này khiến người Mỹ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận một làn sóng âm nhạc của nước ngoài. Trên thực tế, đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Mang tiếng là "hợp chủng quốc" nhưng ngành công nghiệp giải trí ở Mỹ không đa dạng lắm. Những người da màu, đặc biệt là những người không giỏi tiếng Anh, có xu hướng tạo ra một "vai diễn" phù hợp với mình.
Quay trở lại với PSY, khả năng nói tiếng Anh lưu loát giúp PSY dễ dàng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Anh đại diện cho nền văn hóa Châu Á ưa chuộng những gì đáng yêu, màu sắc và hài hước- không phải chính xác là kiểu ca sĩ mà nền công nghiệp âm nhạc thường tiếp nhận một cách nghiêm túc. Để đạt được điều này, một ca sĩ Hàn Quốc phải tạo ra sự cân bằng tinh tế giữa việc tiếp cận đến công chúng một cách thật vượt trội và nổi bật. Trong trường hợp này, PSY đã thực hiện được cả hai yếu tố này nhưng công thức có thay đổi đi một ít và có vẻ hơi rẻ tiền.
Trong quá khứ, có những ca sĩ khác đã rất nỗ lực và "dũng cảm" khi phát hành âm nhạc cho khán giả tại Mỹ như Wonder Girls, BoA, Se7en và những cái tên đáng chú ý khác. Trong khi những sản phẩm âm nhạc của họ rất được đầu tư, nhưng những nỗ lực đó vẫn không giúp họ không thành công và phải trở về Hàn Quốc. Những trường hợp này hoàn toàn đối ngược với cách tiếp cận ra nước ngoài của PSY - bản thân âm nhạc của những nghệ sỹ này không khác lắm so với những gì đã tồn tại ở Mỹ và những chiến thuật quảng yếu đã khiến cho sự nổi tiếng ở Mỹ càng trở nên xa vời.
Không đề cập về lợi thế ngôn ngữ, những ca sĩ nước ngoài nổi tiếng ở Mỹ như Adele, One Direction, Shakira và Gotye đều rất thành công vì họ đã mang những làn gió mới đến với vùng đất này. Trong khi Adele nhen nhóm tình yêu của người hâm mộ dành do blue thì One Direction đã làm hồi sinh mô hình 'boyband' với một phong cách hiện đại. Bên cạnh đó, Shakira đã tạo ra một phong cách gợi cảm rất riêng và sáng tạo với những ca khúc mang đậm dấu ấn cá nhân, pha trộn nhiều yếu tố âm nhạc và được đánh giá rất cao. Đối với Gotye, anh đã tạo nên cú hit với ca khúc Somebody That I Used to Know nhưng sau đó lại "tuột dốc'" không phanh tại thị trường này. Ca khúc hit của anh là minh chứng cho sự thật rằng trong khi single của anh rất mới và thú vị nhưng phong cách âm nhạc của anh thì không khó để tìm thấy tại Mỹ.
Sáng tạo ra 1 thứ gì đó mang đậm dấu ấn cá nhân, phát hành ra thị trường với một chiến dịch tốt, và thông thạo tiếng Anh thật tốt dường như là là cách để thành công tại Mỹ và là mục tiêu lớn nhất của các nghệ sỹ Hàn Quốc.
Khi câu hỏi này được đặt ra tại một cuộc thảo luận về bản chất và tương lai của K-pop tại New York vào ngày 22/5, các chuyên gia tham dự đã đưa ra những ý tưởng riêng của họ.
Jeff Yang, người phụ trách một chuyên mục tờ tờ Wall Street Jounal với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc viết về phương tiện truyền thông và giải trí của châu Á, cho biết rằng, ông sẽ "đặt cược" vào 2NE1 bởi vì nét độc đáo trong phong cách của 4 cô gái này. Họ sẽ không bị xem như là một hiện tượng nhất thời với phong cách âm nhạc của mình. Yang cũng nói thêm rằng, tiếng Anh là một lợi thế của nhóm vì cả 4 cô gái đều có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ này.
Chuyên gia về K-pop của Billboard, Jeff Benjamin đã chọn trưởng nhóm Big Bang, G-Dragon như một nghệ sĩ K-pop có thể thành công ở Mỹ. Ông giải thích: "G-Dragon cũng giống như Nicki Minaj. Anh chàng có cá tính đặc biệt và tài năng thực sự".
Johnny Noh, người sáng lập trang blog nổi tiếng về K-pop lại đưa ra quan điểm, người Mỹ sẽ cho rằng G-Dragon là quá màu mè và anh đã chọn Girls' Generation: "Chín cô gái trên sân khấu... bạn có thể tìm thấy điều này ở đâu?"